Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau: Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười. (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên. Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt? Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi quần? Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên. Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì? Trình bày bằng một bài văn ngắn.
1 câu trả lời
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
=>Tự sự ( Miêu tả một sự việc)
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
=>Câu đơn ( Có Cả chủ ngũ lẫn vị ngữ )
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi quần?
=>Vì nếu thế ông già sẽ xấu hổ, cảm thấy lòng tự trọng bị xúc phạm cô gái muốn tôn trọng và giữ thể diện cho ông già
*Vì nếu thế ông già sẽ xấu hổ, cảm thấy lòng tự trọng bị xúc phạm nên sẽ không nhận, lặng lẽ cho ông lão tiền đi xe buýt mà không cần ông lão biết đến, cảm ơn.
Đây là hành động xuất phát từ tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia. Một hành
động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn thể hiện một lối sống đẹp của một con người tử tế, là
biểu hiện của sự lương thiện, sự cao cả.
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
=>Một hành động đẹp
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì? Trình bày bằng một bài văn ngắn.
=>Cảm xúc: Hoan nghênh cho cô gái. Suy nghĩ về phong cách sống giữa người với người hiện nay.
=>
+ Câu chuyện giúp mỗi người có nhận thức đúng đắn về sống tử tế, sống đẹp. Sống đẹp, tử tế không nhất thiết phải làm những việc lớn lao mà có thể là những việc làm nhỏ trong đời sống hàng ngày: quan tâm, giúp đỡ người khác đúng lúc bằng thái độ, lời nói, việc làm có ý nghĩa.
+ Câu chuyện giúp ta thấu hiểu giá trị của lối sống đẹp, tình yêu thương: giúp cho người khác vượt qua khó khăn trong cuộc sống, giúp bản thân cảm thấy thanh thản, vui vẻ, được sự tin yêu, quý mến của mọi người.
+ Câu chuyện đời thường giúp ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp, vào cuộc sống. Trong cuộc sống còn có rất nhiều người tốt, nhiều việc làm tốt mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào. Niềm tin đó sẽ giúp ta hoàn thiện bản thân mình để trở thành người tử tế.
+Qua câu chuyện, ta càng thêm tin vào lòng yêu thương con người. Mỗi ngày làm 1 việc tốt, tâm hồn thanh thản, vui tươi, lạc quan. Làm những việc tử tế, đúng đắn giúp người khác thì ta mới chính là người tốt. Lòng yêu thương, thực sự muốn giúp đỡ họ của chúng ta phải xuất phát từ trong trái tim. Sự yêu thương, quan tâm họ dù chỉ một chút nhưng đối với họ là sự sẻ chia, sự gần gũi, sự yêu thương vô giá trị với họ. Họ cũng muốn có mái nhà, những đứa trẻ cũng muốn được chiều chuộng, cũng muốn được đi học. Nhưng tại sao xã hội lại có nhiều người không có tình thương? Sao họ chỉ biết nghĩ đến mình? Họ không quan tâm đến sự sống chết của nhũng người vô gia cư, của những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa? Lối sông của những người vô lương tâm đó đáng để xã hội lên án và phê phán. Câu chuyện trên muốn chúng ta phải biết sẻ chia, phải biết lắng nghe, thấu hiểu người khác, vì họ cũng là 1 sinh mệnh, hãy để cho họ được cảm nhận được sự hạnh phúc của cuộc sống này.
Xin hay nhất ạ