Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật vũ nương

2 câu trả lời

DÀN Ý THAM KHẢO

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả

- Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện, là người phụ nữ  phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến.

II. Thân bài

1 Hoàn cảnh ra đời: “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”

2 Tóm tắt tác phẩm: 

- Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương.
- Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già.
- Chồng đi lính trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết.
- Vũ Nương chọn cách tự vẫn ở bến Hoàng Giang để chứng minh trong sạch. 
=> Vũ Nương  mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng

3. Vẻ đẹp phẩm chất

* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

-  “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” 

- Người vợ khuôn phép thủy chung

- Con dâu hiếu thảo

* Người phụ nữ thủy chung

+ tiễn chồng đi lính 

+ Trong ba năm chồng đi lính, hết mực chung thủy son sắc

* Người con dâu hiếu thảo

- một mình nàng nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng

+ Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo

+ Với con thơ, nàng hết sức yêu thương, chăm chút

4. Số phận oan nghiệt, bất hạnh:

- Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

- Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn  đuổi nàng đi.

- Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

- Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do

- Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa

=> Vũ Nương là người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, oan ức, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như mong muốn. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người.

5. Nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng nhân vật và miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật đặc sắc

- Thể hiện dược hình tượng nhân vật mang tính chất biểu tượng

- Sử dụng chất liệu hiện thực, dân gian

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

Mong bạn tham khảo bài văn của mk: ^^.^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước