1 câu trả lời
Trí nhớ vận động: là trí nhớ những quá trình vận động ít nhiều mang tính tổ hợp. Loại trí nhớ nhớ này đặc biệt quan trọng để hình thành kĩ xảo trong lao động chân tay. Vận tốc hình thành và độ bền của kĩ xảo được dùng làm tiêu chí để đánh giá trí nhớ vận động.
Trí nhớ cảm xúc: là trí nhớ về những cảm xúc, tình cảm đẫ diễn ra trước đây. Cảm xúc luôn liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu, đến việc chúng ta thực hiện các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, trí nhớ cảm xúc có vai trò to lớn trong cuộc sống và hoạt động của mỗi con người. Trong nhiều trường hợp, trí nhớ cảm xúc còn mạnh mẽ và bền vững hơn những loại trí nhớ khác.
Trí nhớ biểu tượng: là trí nhớ đối biểu tượng dạng như một ấn tượng, một hình ảnh của cuộc sống cũng như âm thanh, mùi vị... Trí nhớ biểu tượng có thể được gọi theo giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác... Nếu như trí nhớ thính giác và thị giác thường đóng vai trò chủ đạo trong các loại trí nhớ ở người bình thường thì trí nhớ xúc giác, khứu giác và vị giác, trong một chừng mực nhất định, có sự ảnh hưởng của nghề nghiệp. Ngoài ra chúng cũng đặc biệt phát triển ở những người có khuyết tật giác quan, ví dụ, khiếm thị hay khiếm thính.
Đổi mới PPDH theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đã đưa học sinh lên 1 vị thế mới, từ chỗ là người thụ động trong quá trình học tập trở nên chủ động hơn. Nói như vậy không có nghãi là vai trò của người thầy bị hạ thấp hayg giảm sút mà vai trò của người thầy được chuyển sang một địa vị khác: từ người truyền đạo sang người hướng dẫn, hỗ trợ, cố vấn và giám sát. Với đặc điểm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học của xu hướng đổi mới PPDH thì người thầy có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc tạo hứng thú động cơ học tập cho người học. Mỗi người thầy phải là người khơi mào mọi sự phấn đấu, tích cực của người học, lôi cuốn, hấp dẫn người học tham gia vào quá trình học tập. Để làm được điều đó yêu cầu phải:
-Liên tục nhấn mạnh khái niệm then chốt