Một số ứng dụng khoa học thành tựu ở Việt Nam 👉kết quả
2 câu trả lời
Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ có đóng góp đáng kể cho sự phát triển KT-XH tại Việt Nam trong thời gian qua vừa được giới thiệu tại “Triển lãm giới thiệu thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội” mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Ngành Khoa học Xã hội giới thiệu và trưng bày 21 công trình nghiên cứu khoa học lớn về khoa học xã hội và nhân văn của 17 nhà khoa học nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã công bố và xuất bản từ năm 2001 đến nay; Bên cạnh đó là 16 công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ do hàng trăm các nhà khoa học với 162 tên sách; Hơn 200 đầu sách khoa học chuyên ngành về triết học, lịch sử, văn học, văn hóa học, kinh tế học, xã hội học, khảo cổ, pháp luật, ngôn ngữ, tôn giáo,... Trong đó, phải kể đến các công trình nghiên cứu như: Sử thi Tây Nguyên (với hơn 70 tập, hàng trăm vạn trang ấn phẩm). Lịch sử Việt Nam, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Tổng tập văn học dân gian người Việt, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tổng tập truyện thơ Nôm, Thác bản Việt Nam, Tổng tập văn học Nôm, Văn bia Việt Nam ...
Lĩnh vực khoa học công nghệ có nhiều đóng góp tới sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta, dưới đây là một số thành tựu tiêu biểu.
Nông nghiệp:
Chiếc nôi của những giống lúa mới
Chỉ riêng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chọn tạo và đưa vào sản xuất 114 giống lúa, trong đó 45 giống được công nhận chính thức. Ngoài ra, hàng năm có hàng chục giống mới triển vọng được đưa vào sản xuất thử nghiệm ở hầu khắp các địa phương trong vùng. Hầu hết các giống lúa do Viện chọn tạo đều có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90-100 ngày, đã giúp nông dân trong vùng có điều kiện thâm canh, tăng vụ, né tránh lũ, tăng năng suất và sản lượng. Viện cũng đã kịp thời chọn tạo và phóng thích các giống lúa mới có khả năng chống chịu với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn đã đáp ứng nhu cầu của sản xuất và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh dịch gây ra. Hiện nay diện tích sử dụng giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo đã đạt trên 2,4 triệu ha, chiếm 34,87% diện tích giống lúa của cả nước.
Ngoài ra, Viện còn xây dựng được 11 quy trình kỹ thuật được công nhận ở cấp Quốc gia, trong đó có 5 quy trình kỹ thuật canh tác lúa, 2 quy trình kỹ thuật canh tác cây trồng cạn luân canh với lúa và 4 quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Các tiến bộ kỹ thuật do Viện phát triển là cơ sở quan trọng để xây dựng giải pháp kỹ thuật “Ba giảm, ba tăng” đang được nông dân trồng lúa áp dụng rộng rãi hiện nay…
Là lĩnh vực có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiệm cận trình độ thế giới. Nhiều công nghệ mới, tiên tiến nhất trong lĩnh vực dầu khí của thế giới đã được áp dụng, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.
Các công nghệ hiện đại như khoan đơn thân, khoan đa thân, khoan nhiệt độ - áp suất cao, khoan thân giếng nhỏ, khoan dưới áp suất cân bằng, công nghệ xử lý giếng, phương pháp gọi dòng, phương pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu đã được áp dụng trong khai thác thứ cấp ở các mỏ như: Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen; công nghệ khai thác dầu trong đá móng Granitoid trước Đệ Tam đã được áp dụng tại các mỏ thuộc bể Cửu Long...
Trong chế biến dầu khí, công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu (Turbo Expender) đã giúp nâng cao hiệu suất thu hồi lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ nén khí CNG được áp dụng trong việc nén khí khô vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa LPG lạnh...
Nhiều doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và triển khai thành công những công trình mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa mang tầm khu vực và thế giới.