Một cục nước đá có thể tích V=500 cm khối nổi trên mặt nước. Tính thể tích phần nhô ra khỏi mặt nước của nước đá. Biết khối lượng riêng của nước đá là 920kg/m khối. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m khối

2 câu trả lời

Đáp án:

 Tóm tắt:

`V=500cm³=5.10^(-4)m³`

`D_đ=920kg//m³`

`D_n=1000kg//m³`

`V_n=?`

Giải:

Khối lượng cục nước đá là:

`m=D_đ.V=920.5.10^(-4)=0,46 (g)`

Trọng lượng cục nước đá là:

`P=10m=10.0,46=4,6 (N)`

Trọng lượng riêng của nước là:

`d_n=10D_n=10.1000=10000 (N//m³)`

Vì cục nước đá nổi trên mặt nước nên:
`P=F_A`

`⇔P=d_n.V_c`

`⇔4,6=10000.V_c`

`⇔V_c=4,6.10^(-4) (m³)=460 (cm³)`

Thể tích phần nhô ra khỏi mặt nước của cục nước đá là:

`V_n=V-V_c=500-460=40 (cm³)`

 

Trả lời:

Do cục nước đá nổi trên mặt nước nên trọng lượng của  cục đá đúng bằng trọng lượng của nước bị chiếm chỗ, tức là  bằng lực đẩy Ác-si-mét nên ta có

P = FA= d2.V2 ( V2 là thể tích phần chìm trong nước)

V2 =P/d2

Mà P = 10m, mặt khác m = V.D = 500.0,92 = 460(g) = 0,46(kg)

Vậy P = 10.0,46 = 4,6(N)

Do đó thể tích phần nhúng chìm trong nước là

                      V2 =P/d2 =4,6/10^4= 0,00046(m3= 460(cm3)

Vậy thể tích phần cục đá nhô ra khỏi nước là

                   V1 = V - V2 = 500 - 460 = 40(cm3)

CHúc bn hc tốt!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm