Mọi người giúp mình làm bài phát biểu về cảnh khuya ạ. Làm bài lấy ý trong dàn ý này nhé, đừng chép mạng ạ. Làm giống ý chan dàn ý nhưng thêm từ, thêm sắc thái, biểu cảm cho bài văn hài hòa hơn. Cảm ơn mọi người nhé. Dàn ý Mở bài: Tác giả: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh là nhà văn, thơ, là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị,... -Bài cảnh khuya sáng tác ở Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ -Bài thơ là phong cảnh thiên nhiên ở trường Việt Bắc về tâm trạng, phong thái ung dung, lạc quan, yêu thiên nhiên đất nước của Bác. Thân bài:mở đầu là:"Tiếng suối trong như tiếng hát xa: Tiếng suối trong trẻo giữa đêm khuya, không lẫn tạp âm nào của thiên nhiên-> mọi vật chìm vào trong giấc ngủ, tác giả lấy động ( tiếng suối ) để tả tĩnh( trong ) - So sánh "như tiếng hát xa" làm cho cánh rừng yên tĩnh có sự sống và hơi ấm của con người->cảnh rừng đỡ buồn, thêm phần ấm áp Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. - Ánh trăng lồng vào những chòm cổ thụ in bóng xuống mặt đất tạo ra bảng màu sáng tối như những bông hoa làm cho cảnh đêm trăng càng thêm đẹp => Hai câu thơ là phong cảnh của cảnh rừng Việt Bắc giữa đêm khuya lung linh, huyền ảo.Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng cả tâm hồn " Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ" - Cảnh khuya rất đẹp như< một bức tranh >người thức thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng. " Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" -Điệp ngữ" Chưa ngủ " khẳng định Bác chưa ngủ vì lo cho nước lo cho dân nhưng không quên thưởng thức cảnh đẹp ở rừng Việt Bắc. => Con người yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu nặng. *Kết bài: - Cảnh rừng Việt Bắc - Con người yêu thiên nhiên
1 câu trả lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong số những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ “Cảnh khuya”.
Khi đọc hai câu thơ đầu, em cảm thấy vô cùng ấn tượng trước khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya được khắc họa dưới con mắt thi sĩ của Hồ Chủ tịch:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo giống như tiếng hát vang vọng lại giữa nơi núi rừng vắng vẻ. Tiếp đến đó là khung cảnh núi rừng dưới ánh trăng. Trăng trong thơ ca vốn đã quá quen thuộc. Ta đã từng bắt gặp ánh trăng nhớ về quê hương của nhà thơ Lý Bạch:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương)
Hay vầng trăng tình nghĩa trong bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Hoặc ngay cả trong thơ Hồ Chí Minh, ánh trăng cũng vô cùng quen thuộc:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Dù là trong thơ ca cổ điển hay hiện đại, ánh trăng vẫn hiện lên thật đẹp với nhiều ý nghĩa. Nhưng có lẽ hình ảnh vầng trăng trong “Cảnh khuya” mới độc đáo nhất: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Khắp không gian thiên nhiên đều ngập tràn ánh trăng. Cũng có thể hiểu rằng ở đây trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dẫu là được hiểu theo cách nào thì thiên nhiên lúc này cũng thật đẹp. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.
Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm vào đó tâm trạng của mình:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Khi đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Bác lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Lúc này, cần phải đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ mới hiểu hết được nguyên nhân của việc “người chưa ngủ”. “Cảnh khuya” được Bác sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch. Như vậy, ở đây Bác chưa ngủ vì vẫn lo lắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hai câu thơ đã khiến em thấu hiểu hơn nỗi lòng của chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người giàu lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến.
Tóm lại, “Cảnh khuya” đối với em là một bài thơ giàu ý nghĩa. Bài thơ không chỉ khắc họa cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Mình thấy nó hơi dài nhưng lớp mình cũng có đề như thế này và bạn yên tâm là bài hoàn toàn đúng cô giáo mình chữa mà