Mô tả cấu tạo phân tử NH3, C2H2, CO2, BF3 theo phương pháp VB mn giúp mình câu này với ạ

2 câu trả lời

- $N{H_3}$: nguyên tử trung tâm $N$ tiến hành lai hoá $s{p^3}$: AOs chứa 2e tổ hợp với 3 AOp chứa 3e độc thân tạo 4 obital lai hoá $s{p^3}$có năng lượng bằng nhau. 4 obital lai hoá tạo thành hình tứ diện, trong đó có 1 obital chứa cặp e không tham gia liên kết, 3 obital còn lại chứa 3e độc thân xen phủ với 3 AOs của 3 nguyên tử $H$ tạo liên kết σ $N - H$hướng về 3 đỉnh

→ $N{H_3}$ có cấu trúc chóp tam giác

- ${C_2}{H_2}$: mỗi nguyên tử $C$ tiến hành lai hoá $sp$: nguyên tử $C$ ở trạng thái kích thích hình thành 4AO độc thân.

(Hình 1)

 AOs chứa 1e tổ hợp với 1 AOp chứa 1e độc thân tạo 2 obital lai hoá $sp$có năng lượng bằng nhau. 2 obital lai hoá nằm trên 1 đường thẳng góc 180o. 1 Obital lai hoá của nguyên tử $C$ này xen phủ trục với obital lai hoá của nguyên tử $C$ kia tạo liên kết σ, obital lai hoá còn lại ở mỗi nguyên tử $C$ xen phủ với AOs của nguyên tử $H$ tạo liên kết σ. Mỗi $C$ còn lại 2 AOp chưa lai hoá sẽ tiến hành xen phủ bên tạo 2 liên kết π.

CTCT của ${C_2}{H_2}$: $H - C \equiv C - H$

- $C{O_2}$: nguyên tử $C$ trung tâm tiến hành lai hoá $sp$: nguyên tử $C$ ở trạng thái kích thích hình thành 4AO độc thân.

(hình 2)

AOs chứa 1e tổ hợp với 1 AOp chứa 1e độc thân tạo 2 obital lai hoá $sp$có năng lượng bằng nhau. 2 obital lai hoá nằm trên 1 đường thẳng góc 180o. 2 Obital lai hoá của nguyên tử $C$ này xen phủ trục với 2 AOp độc thân của 2 nguyên tử $O$ tạo liên kết σ. Mỗi $C$ còn lại 2 AOp chưa lai hoá sẽ tiến hành xen phủ bên với 2 AOp của 2 nguyên tử $O$ tạo 2 liên kết π.

CTCT của $C{O_2}$: $O = C = O$

- $B{F_3}$: nguyên tử $B$ trung tâm tiến hành lai hoá $s{p^2}$: nguyên tử $B$ ở trạng thái kích thích hình thành 3AO độc thân.

(Hình 3)

AOs chứa 1e tổ hợp với 2 AOp chứa 2e độc thân tạo 3 obital lai hoá $s{p^2}$có năng lượng bằng nhau. 3 obital lai hoá nằm trên 1 mặt phẳng, trục đối xứng của chúng tạo với nhau các góc 120o hướng về 3 đỉnh của tam giác đều. 3 Obital lai hoá của nguyên tử $B$ xen phủ bên với 3 AOp của 3 nguyên tử $F$ hình thành liên kết σ $B - F$.

→$B{F_3}$ có cấu trúc tam giác đều.

 

- NH3: N kích thích lên 5e độc thân, lai hoá sp3. Trong đó 3 obitan lai hoá xen phủ tạo liên kết $\sigma$ với 3 H, obitan còn lại chứa cặp e chưa liên kết. 

- C2H2: C kích thích lên 4e độc thân, lai hoá sp. Trong đó obitan lai hoá tạo liên kết $\sigma$ với C và H. Hai obitan chưa lai hoá của mỗi C xen phủ bên tạo liên kết $\pi$. 

- CO2: C kích thích lên 4e độc thân, lai hoá sp. Mỗi obitan lai hoá xen phủ với 1 O tạo 1 liên kết $\sigma$. Obitan chưa lai hoá tạo liên kết $\pi$ với O. 

- BF3: B kích thích lên 3e độc thân, lai hoá sp2. Mỗi obitan lai hoá xen phủ tạo liên kết $\pi$ với 1 F.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm