Mn ơi giúp mk ạ 1.Em hãy nêu hành trình tìm đường cứu nc của Nguyễn Ái Quốc và Liệy kê những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1911 - 1941 theo gợi ý Người đã đi đến đâu,làm những gì 2.Vì sao nói việc dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp là bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Viết lại cảm nhận của mình (không quá 100 từ)
1 câu trả lời
Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp liên tiếp nổ ra. Từ các cuộc khởi nghĩa theo phong trào Cần Vương như: Khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng và Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng ở Hà Tĩnh, cho đến cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo ở Yên Thế, Bắc Giang. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa này cuối cùng đều thất bại. Những thi sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất dương tìm đường cứu nước. Mặc dù vậy họ chưa tìm ra được con đường giải phóng dân tộc. Trước thực tế ấy, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 21 tuổi đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Bởi trong anh đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi; độc lập cho Tổ quốc tôi. Đấy là tất cả điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Sinh ra ở Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cậu bé Nguyễn Sinh Cung là con trai Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan; miền quê có truyền thống đấu tranh kiên cường chống áp bức của thực dân; sự giáo dục của gia đình và lòng yêu nước sâu sắc đã ảnh hưởng đến cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ thời niên thiếu.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế, thời gian sống và học ở mảnh đất Kinh Kỳ, cậu bé Cung đã chứng kiến sự bất lực của các vị vua quan triều Nguyễn; thấy được tội ác của thực dân Pháp; học được văn minh của văn hóa phương Tây và tiếp xúc với đồng bào yêu nước.
Năm 1908, Nguyễn Tất Thành đã tham gia phong trào chống thuế của nông dân Thừa Thiên Huế tại Tòa Khâm Xứ Trung kỳ. Thời gian sống ở Huế là khoảng thời gian hình thành thế giới quan về thời cuộc, về xã hội đương thời và có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành.
Tháng 7 năm 1909, cụ Nguyễn Sinh Sắc nhận chức Tri huyện Bình Khê (Bình Định) và một năm sau bị cách chức. Lúc này Nguyễn Tất Thành đã học xong tiểu học, nhưng không theo cha về Huế mà quyết định đi về phương Nam. Vào một ngày trong tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn, đi vào Sài Gòn. Từ nửa sau tháng 9 năm 1910 đến tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở Trường Dục Thanh thuộc thành phố Phan Thiết. Trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành trong công việc là người phụ bếp với cái tên Văn Ba đã chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu đô đốc Latouche Trêville để tìm “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Trên hành trình của mình, tàu đi qua các nước như Singapo, Côlômbô thuộc Sri Lanka, Diibouti, Port Said và Marsile…