Mình đang cần gấp lắm nèk Ai làm văn hay thì giúp mình với Em hãy thuật lại buổi khai giảng ở trường của e

2 câu trả lời

Trong những năm tháng đi học cắp sách đến tường, em có rất nhiều những kỉ niệm với thầy cô bạn bè mình và với cả mái trường thân yêu nữa. Nhưng có lẽ, có một kỉ niệm mà không chỉ riêng em mà tất cả mọi người, khi đã từng là học sinh đều nhớ, đó là kỉ niệm về buổi lễ khai giảng bắt đầu một năm học mới.

Ngày mùng 5 tháng 9 mỗi năm, khi mà nắng thu ngọt dịu nhất, khi những cơn gió heo may chưa đủ lạnh để chúng ta mặc những chiếc áo dài tay, đó là ngày buổi lễ khai giảng được tổ chức – ngày mà học sinh đến trường bắt đầu một năm học mới. Cổng trường được mở rộng, bảng tên trường cũng được sơn lại cho mới. Những băng rôn đỏ rực rỡ dưới nắng cùng dòng chữ: “Chúc mừng năm học mới năm ….” được treo ở khắp nơi: ở thân cây những cây bàng, cây phượng; ở cổng trường, ở những chùm bóng bay đủ sắc màu…

Sân trường tràn ngập bóng áo trắng cùng khăn quàng đỏ, náo nhiệt và ồn ào sau ba tháng hè dài dằng dẵng. Những chiếc ghế đỏ được xếp thành hàng ngay ngắn và chỉnh tề vô cùng đẹp mắt. Sân khấu phía trước được trang trí bởi hoa và bóng, tượng Bác được để ở góc trái sân khấu. Là một học sinh lớp 5, lúc này, buổi lễ khai giảng với em chẳng còn đầy bỡ ngỡ và rụt rè như hồi mới vào trường nữa. Em nhanh chóng lại gần nói chuyện cùng bạn bè của mình. Rất nhanh, khi tiếng trống bắt đầu, cũng là khi buổi lễ khai giảng chính thức được bắt đầu.

Khi học sinh chúng em ổn định và chỗ ngồi của mình, lúc này, các thầy cô và các bậc phụ huynh, người phụ trách xuất hiện. Những tà áo dài đủ màu xuất hiện như tô điểm thêm sắc màu cho ngày lễ lớn hôm nay. Khi mọi người ổn định chỗ ngồi, bạn đội trưởng đứng dậy phụ trách buổi lễ chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ Quốc dần được kéo lên cao trong tiếng hát Quốc ca đầy hùng hồn và niềm tự hào. Khi bài hát kết thúc cũng là khi lá cờ ấy được kéo lên đến đỉnh mà tung bay phấp phới trong gió.

Sau đó là các tiết mục văn nghệ chào mừng buổi lễ. Rồi người dẫn chương trình giới thiệu các vị đại biểu cùng vị khách quý đã đến dự buổi lễ hôm nay. Tiếng vỗ tay cứ liên tiếp vang lên trong buổi sáng ngày hôm ấy. Cuối cùng là thầy hiệu trưởng lên đọc thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm học mới và đánh trống khai giảng. Tiếng trống giòn giã vang lên chính thức khẳng định một năm học mới những mục tiêu cố gắng mới đã bắt đầu.

Dù buổi lễ đã qua đi từ lâu nhưng em vẫn còn nhớ mãi bởi đó là buổi lễ khai giảng cuối cùng ở ngôi rường cấp 1 của em. Em vẫn sẽ luôn khắc ghi nó trong trái tim mình để sau này có thể nhớ về.

Năm nay em học lớp 6. Tạm biệt mái trường Tiểu học thân quen, em bước vào một ngôi trường mới đầy bỡ ngỡ. Được đón khai giảng lần đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai.

Hôm đó là ngày 5/9 – ngày khai giảng của mọi trường học trên đất nước. Em háo hức dậy từ rất sớm. Tối hôm trước, em đã tự tay là bộ đồng phục mới, chuẩn bị sách vở gọn gàng đầy đủ. Cả tối hôm đó mãi mãi mới ngủ được vì tâm trạng háo hức đợi đến ngày mai. Sau khi vệ sinh cá nhân, mặc quần áo tươm tất, được mẹ tết cho hai bím tóc xinh xinh. Cười thật tươi chào mẹ, em chạy bước đến trường. Con đường hôm nay đông vui nhộn nhịp. Dòng người qua lại, những bạn học sinh trong bộ trang phục trắng tinh nhìn đầy tinh nghịch. Gương mặt ái cũng vui háo hức. Nhìn lên cao, bầu trời trong xanh cao chất ngất lạ thường. Khí trời mát dịu nhẹ, khiến tâm trạng em càng thêm thích thú. Nắng thu vàng nhẹ nhàng trải đẩy khắp cành cây, kẽ lá. Trên cành những chú chim ca hót líu lo bài ca mùa thu tựu trường.

Vừa đến trường, hiện ngay trước mắt em là tấm biển: “Trường THCS Trần Đăng Ninh” được trang trí lộng lẫy. Cánh cổng trường được treo băng rôn chào mừng đang mở rộng cửa đón học sinh. Bước qua cánh cổng trường em ngỡ ngàng trước không gian của trường. Những chùm bóng bay sặc sỡ treo khắp nơi. Bục sân khấu được trang trí cẩn thận với phông lớn : “ Chào đón năm học mới 2017-2018” treo chính giữa.

Trên sân trường rất đông học sinh và giáo viên. Các thầy các cô diện những bộ quần áo mới thật đẹp. Các cố giáo mặc những bộ áo dài màu sắc khác nhau. Trông các cô thật xinh đẹp và duyên dáng. Các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trắng tinh khôi. Nhìn ai cũng vui vẻ đầy háo hức.

Đúng 7 rưới buổi lễ diễn ra. Buổi lễ bắt đầu bằng tiếng hát Quốc ca, Đội ca đầy hào hùng. Sau đó cô Hiệu trưởng lên đọc bài diễn văn khai trường và thư của Chủ tịch nước gửi các trường học trên toàn quốc. Tiếng trống trường đầu tiên vang lên là lúc những chùm bóng được thả. Những chùm bóng mang theo ước mơ, hi vọng tiến tới trong một năm học mới của toàn thể thầy cô và học sinh trong trường. Tiếp đó là những tiết mục văn nghệ biểu diễn đầy sôi động và cảm xúc. Hơn 9 giờ buổi lễ khai giảng kết thúc.

Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai. Những phút giây ấy sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí em đến mãi về.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
12 giờ trước