Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng hè có thể là phong cảnh nói mình nghĩ mát hay cánh đồng hoặc rừng núi quê em( bám sát đề)

2 câu trả lời

Quê tôi xa lắm, đó là một vùng biển miền trung vì vậy chỉ có dịp hè tôi mới được ba mẹ cho về thăm quê. Biển quê tôi đẹp lắm, có ánh nắng chói chang, có cát trắng, có gió Lào vi vu ngày đêm thổi về biển.

Mỗi dịp được về quê, tôi thường dậy sớm theo nội tôi ra biển. Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhẹ nhẽ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ óc lăn lóc trên cát. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương. Khi rời xa quê, chính những cái vỏ ốc ấy là cầu nối để tôi được sống lại với quê hương mình.

Khi trong tay ta có những chiếc vỏ ốc, ta chỉ cần hả hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi vút về để lại trên cát biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn.

Người dân quê tôi chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, những tàu lớn thường đi đánh bắt xa, có khi cả tháng họ mới vào đất liền, chỉ còn lại những người lớn tuổi, sức khỏe giảm sút thì mới đánh bắt gần bờ. Họ thường dậy từ rất sớm để ra biển, chân họ dậm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lượng. Bọn trẻ con riu rít chạy theo bứt những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm hơi sương đêm ném lên thuyền. Hoa muống biển có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ các mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như hế nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau những chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên khoang bờ. Những con cá béo nung núc những mảng thịt, mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tành tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch thúng mủng của người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bầy giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương.

Khi nhắc đến quê hương, điều đầu tiên tôi nhớ đến là biển, tôi ao ước được sống tại vùng quê thanh bình này. Đứng trước biển bao la, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi yêu quê hương, tôi yêu bờ biển quê mình, và tự hào biết bao khi tôi là người con của quê hương yêu dấu đó.

@Gaumatyuki#

Thương lắm chân tình ơi cây lúa quê hương

Nắng chiếu sương rơi một đời bao lam lũ

Thấm giọt mồ hôi mấy mùa luôn bám trụ

Chẳng quản nhọc nhằn cho vụ lúa oằn bông

    Quê hương em là một nơi bình dị, luôn tồn tại đâu đó những cảnh đẹp bình dị. Cảnh sông nước, cảnh mọi người làm việc và hơn hết là cảnh đồng lúa chín. Đó là những hình ảnh luôn khắc sâu vào tâm trí của em. Nhất là cảnh lúa chín, một thứ cảnh sắc mà em nhìn ngắm mỗi ngày và không sao quên được.

   Vào một ngày đẹp trời, bước ra khỏi nhà cùng mẹ để thăm đồng lúa với những làn gió mát rượi. Dạo bước quanh, bỗng nhận ra vẻ đẹp tuyệt diệu của cánh đồng lúa nơi đây. Nó như một thảm nhung màu vàng óng ánh, mượt mà và lại thướt tha làm sao. Cánh đồng hiện lên với ánh mặt trời chiếu rọi sáng khắp nơi. Càng tô lên thêm vẻ đẹp rạng ngời, màu vàng tươi đẹp của cánh đồng. Từng chụm lúa chín rộ và những bông lúa cũng chắc nịch, cong ngoằn xuống, nặng trĩu những hạt gạo đã đến mùa thu hoạch. 

   Trong một đồng lúa vàng tươi phảng phất đâu đó những mùi thơm ngây ngất. Đó là mùi hương của đồng nội, cỏ hoa và mùi của lúa chín. Trời đã sáng, ánh mặt trời đã bắt đầu hiện ra nhưng vẫn còn tồn tại những giọt sương lóng lánh như kim cương trên đầu ngọn lúa. Từ đó, những giọt sương bắt đầu tung tăng, nhảy nhót trên những bông lúa, những chiếc lá rồi bắt đầu tan dần trong hơi ấm của ánh nắng mặt trời.

   Những cơn gió nhẹ nhàng lướt qua trên làn da rồi đến những bông lúa mấy máy như con người múa lượn. Lúa bắt đầu có những gợn sóng như mặt biển nhấp nhô vỗ bờ. Mặt trời lên cao hơn, lúc này từng đàn bướm chao lượn trên các ngọn lúa là là. Những sự vật hiện lên, đẹp với một màu vàng lạ lùng, kì bí. Ở đằng xa kia, thấp thoáng những bóng người đang cặm cụi tháo nước, be bờ để giúp đồng lúa mình vững chắc, sạch sẽ và đầy đủ hơn. Những hơi nước ngầm thơm, hơi thở đất trời hiện hữu cái giản đơn của đồng quê.

    Cánh đồng lúa nơi đây thật sinh động, phong phú với màu vàng hoe, màu vàng xuộm. Hàng ngàn người bắt dầu đổ ra cánh đồng để chuẩn bị cho công việc gặt hái, chăm sóc cây lúa của mình. Những chiếc nón trắng vàng nhấp nhô cùng với bông lúa trên đồng thật vui mắt. Tiếng nói chuyện phát ra rầm rĩ, kêu gọi nhau í ớ để hộ việc. Ai ai cũng tươi cười rạng rỡ vì mùa hái thật ấm no, vui vẻ. Chim chiền chiện cũng chao lượn và cất tiếng hót vang trời.

   Em yêu cánh đồng làng quê ở đây lắm. Nó chứa chan bao giọt mồ hôi, bao kỉ niệm và lức lao động vinh quang của con người. Nó còn là cái để dân làng mưu sinh, giúp đỡ cuộc đời của bao người.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước