miêu tả 1 cảnh đẹp em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè #mn giải hộ e vs ạ văn 7 nha

2 câu trả lời

Chào bạn, bạn tham khảo nhé:

Mùa hạ là mùa thi, mùa chia li, nhưng cũng là mùa của những chuyến đi – những chuyến đi trong thời gian nghỉ hè. Kết thúc năm học đầu tiên tại mái trường trung học, tôi đón chào kỳ nghỉ hè bằng chuyến về thăm quê ngoại ở Yên Bái. Cảnh rừng núi Yên Bái là một cảnh đẹp mà tôi vô cùng ấn tượng trong hai tháng nghỉ hè.

Quê ngoại tôi thuộc tỉnh Yên Bái – một địa phương nổi tiếng bởi núi rừng thơ mộng, hùng vĩ. Tôi cùng chị gái rời xa vùng thị thành ồn áo, nóng nực, lên xe và đi tới nơi không khí bình yên, thoáng mát. Chiếc xe khách lăn bánh, bỏ lại sau lưng cảnh vật thành phố xa hoa và đầy khói bụi, cảnh núi rừng Yên Bái dần dần hiện ra trong tầm mắt tôi.

Từ xa nhìn lại đã thấy những dãy núi san sát, trùng điệp bên nhau. Từng ngọn núi cao thấp khác nhau, nhấp nhô nối tiếp nhau như một đường dích dắc chạy xa mãi tận chân trời. Ánh mặt trời rực rỡ bao phủ khắp muôn nơi. Cây xanh giăng kín núi, chỉ trơ ra một số quả đồi trồng cây non, những cây nhỏ nhỏ, xinh xinh, bị bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp cây cao trông như những đứa trẻ cần được bảo vệ.

Nhà bà ngoại nằm trong làng cách chân núi xa xa. Đứng ở trong nhà nhìn ra nhiều khi chỉ thấy một màu xanh vô tận trong mắt. Con đường trong làng nhỏ và được đổ bê tông từ mấy năm trước, không giống như đường lên núi ngoằn ngoèo đất đỏ sậm. Đường cắt ngang chia nửa hai bên đồi, như một dải lụa, chạy qua những ngôi nhà và dòng suối trong vắt, có thể trông thấy đáy. Nước suối chảy róc rách ngày đêm vang lên âm thanh đặc trưng của núi rừng. Ngày hè, trời trong xanh, không có sương mù giăng núi, đứng xa cũng trông thấy những thác nước từ trên cao đổ xuống ầm ầm, bọt nước tung lên trắng xóa. Dưới chân núi là những đồng cỏ non xanh mướt, đàn trâu đàn bò thong dong gặm cỏ.

Sườn núi ngay trước mặt bao phủ bởi những vườn trè, nương ngô xanh ngắt. Đan xen trong đó có những cánh rừng hoa chuối đỏ tươi như những bông hoa điểm tô chonuis rừng xanh mát. Xa xa kia là những thửa ruộng bậc thang xanh màu lúa mới, ánh nắng hè vượt qua những đồi núi, chiếu xuống mặt nước ruộng long lanh lấp lánh. Thấp thoáng bóng dáng người địa phương thăm lúa, nhổ cỏ.

Không giống như nhiều năm trước, vùng quê này chỉ toàn nhà sàn. Hôm nay, xen giữa những ngôi nhà sàn nhỏ là nhiều làng xóm mới của người từ xuôi lên sinh sống, làm ăn. Nhà sàn qua nhiều năm cũng được xây dựng và làm mới rộng rãi, hiện đại hơn. Thấp thoáng xung quanh đã có những ngôi nhà xây bằng gạch vữa, mái ngói đỏ khang trang. Nhà bà ngoại cũng là nhà ngói đỏ, nhỏ nhỏ xinh xắn.

Sáng sớm, xung quanh đỉnh núi cao, sương mờ nhạt bao phủ, uốn lượn. Ông mặt trời lặng lẽ thức dậy, ánh nắng ban mai dần lan tỏa khắp muôn nơi. Từ những làng bản xung quanh, tiếng gà trống vang lên, cả vùng rừng núi cùng thức dậy, Khói bếp trăng trắng bay lượn trong làng bản, quyện vào nhau trên không trung. Cảnh núi rừng buổi sáng mùa hè bình yên và mát rượi.

Một ngày qua đi, khi hoàng hôn dần buông xuống, đàn trâu, đàn bò lộc cộc kéo về. Tiếng dê kêu be be, tiếng gà chiều và tiếng nói cười của những người đi làm về, tiếng nô đùa của đám trẻ con hòa vào nhau, vui tươi, nhộn nhịp. Các bếp nhà đã lên lửa, hương thơm ngọt ngào của cơm nếp xôi nhẹ nhàng lan tỏa, làm say lòng du khách thập phương và người dân nơi đây. Những con gà rừng được nướng vàng ươm, tỏa hương thơm hấp dẫn trong ánh lửa. Mùi hoa quả từ rừng xa bay về, khiến người ta cảm thấy cuộc sống núi rừng không ồn ào mà nhàn nhã, thoải mái.

Rừng núi nơi đây là một trong rất nhiều cánh rừng, núi đồi trên dải đất hình chữ S thân yêu. Cảnh rừng núi yên bình, trong lành thực sự khiến con người thoải mái, hạnh phúc. Dù chỉ vài lần ghé thăm nhưng khung cảnh nơi đây là khung cảnh đẹp nhất trong thời gian nghỉ hè mà tôi gặp được.

Mở bài:

+ Giới thiệu cảnh đẹp mà mình đã đến trong dịp hè.

+ Cảnh đẹp đó là cảnh đẹp nào? ở đâu? Có phải danh lam thắng cảnh hay là cảnh đẹp quê hương bình dị?

Thân bài:

+ Tả bao quát về cảnh đẹp đó.

- Vị trí: Ở đâu (biển, rừng, cánh đồng...), vùng đất ấy có điểm gì nổi bật? Có thuận lợi cho việc đi lại hay không?

- Cảm nhận khái quát về nơi đó.

+ Tả chi tiết về cảnh đẹp.

- Phong cảnh có đặc điểm gì nổi bật, khác với nơi khác?

- Miêu tả cảnh đẹp từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, chi tiết.

- Miêu tả theo thứ tự xuất hiện của cảnh vật từ ngoài vào trong.

- Sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên về hình dáng, màu sắc nếu có...

+ Những kỉ niệm của em tại vùng đất nơi có cảnh đẹp đó -> Tình cảm với quê hương.

Kết bài:

+ Suy nghĩ, cảm nhận của em về cảnh đẹp đó.

+ Mong ước có dịp được đến thăm lại cảnh đẹp này.

+ Suy nghĩ, trách nhiệm của bản thân với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước