mặt tối và mặt sáng của phụ nữ xưa và nay giúp em nhanh vs ạ
2 câu trả lời
Đề tài về người phụ nữ luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo các nhà văn, nhà thơ xưa và nay. Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn phải chịu những đau khổ, bất công, những định kiến lạc hậu mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Đồng cảm với thân phận và cuộc sống khổ đau của những người phụ nữ, các nhà văn, nhà thơ đã đi sâu khai thác không chỉ cuộc đời, số phận mà cả đời sống nội tâm vô cùng phức tạp của những người phụ nữ trong nghịch cảnh. Viết về những người phụ nữ, cả nhà văn Kim Lân và Tô Hoài đều thể hiện sự trân trọng đối với những người phụ nữ trong tác phẩm của mình.
Số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa vô cùng đau khổ và bất hạnh, sinh ra là phụ nữ đã thiệt thòi, sống trong xã hội phong kiến đầy bất công càng làm cho số phận của những người phụ nữ trở nên nhỏ bé, bọt bèo hơn. Những người phụ nữ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình, tất cả cuộc đời và số phận đều phụ thuộc vào người khác. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã cất lên những tiếng nói đấu tranh, nỗi lòng đồng cảm vói thân phận của những người phụ nữ. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua bài thơ Bánh trôi nước:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại cũng có hai tác phẩm tiêu biểu viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội, đó chính là tác phẩm truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Hai truyện ngắn khai thác những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của những người phụ nữ. Nếu như Vợ nhặt nói về sự rẻ rúng của giá trị con người trong nạn đói cũng như hạnh phúc bình dị, ấm áp mà nhân vật vợ nhặt có được trong phần cuối của tác phẩm thì “Vợ chồng A Phủ” lại nói về sức sống tinh thần tiềm tàng của nhân vật Mị, sức sống ấy giúp cho Mị giải phóng mình khỏi những đau khổ nhà thống lí Pá Tra.
Trước hết, ta nói về truyện ngắn Vợ nhặt, truyện ngắn này nói về người vợ nhặt, người đàn bà này không có tên, không có quê quán cụ thể để làm nổi bật lên thân phận nhạt nhòa, rẻ rúng của con người trong nạn đói. Người vợ nhặt trong một lần đẩy xe thóc giúp anh Tràng đã tạo thành một mối nhân duyên vô cùng bất ngờ, tình cờ. Người đàn bà trở thành người vợ của anh Tràng, một người vợ nhặt được trong nạn đói. Ta cảm thấy xót xa vì người vợ là người gây dựng lên mái ấm gia đình mà trong nạn đói lại rẻ mạt đến mức nhặt được.
Người đàn bà khi gặp anh Tràng lần thứ hai đã tỏ ra chanh chua, chỏng lỏn, trực tiếp đòi ăn thứ gì khác chứ không ăn chầu. Khi được anh Tràng mời thì chị ta không hề ngần ngại mà ăn liền một chặp hết ba bát bánh đúc. Sau đó, bằng lời nói bang quơ mà chị ta đã đồng ý về làm vợ anh Tràng, sự việc diễn ra bất ngờ khiến cho tất cả mọi người, người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và chín người trong cuộc là anh Tràng cũng cảm thấy ngỡ ngàng, không dám tin là sự thật.
Khi ở chợ, người đàn bà tỏ ra là một người đanh đá, chỏng lỏn có phần trơ trẽn nhưng đó không phải bản chất thật của chị ta, chỉ cần nhìn vào cách chị ta ăn ta có thể thấy được chị ta rất đói, đói lâu ngày. Chị ta cũng là người có lòng tự trọng, sau khi ăn nghĩa là cái đói tạm thời được giải quyết thì lòng tự trọng trỗi dậy, chị ta quẹt đũa vào miệng mà nói đùa: “Chà, ngon. Lần này chị ấy thấy hụt tiền thì nguy…”
Khi về nhà anh Tràng chị ta như trở thành một người khác hẳn, trở nên nhẹ nhàng, ý tứ hơn rất nhiều. Khi về nhà anh Tràng, thấy cái đói cái nghèo vẫn hiện ra trước mặt, dù thất vọng nhưng chị ta chỉ cố nén tiếng thở dài, ánh mắt thì tối lại. Khi bà cụ Tứ trở về chị ta đã chủ động cất tiếng chào u như một lời làm quen, như lời chào hỏi đầu tiên với người sau này sẽ trở thành gia đình của mình. Sáng sớm hôm sau chị ta cũng thức dậy từ sớm cùng bà cụ Tứ quét dọn nhà cửa, cùng chuẩn bị bữa cơm ngày đói.
Ta có thể thấy, người vợ nhặt trong truyện bên ngoài lớp vỏ ngụy trang xù xì là một con người khát khao hạnh phúc, là một con người có lòng tự trọng, có ý thức. Cái chao chát, chỏng lỏn mà chị ta thể hiện ra bên ngoài như một cách chị ta phản ứng đối với cái khắc nghiệt của cuộc sống, như một lời thách thức với cuộc sống đầy khắc nghiệt ấy.
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài lại xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Mị. Gia đình Mị vì vay tiền của thống lí Pá Tra, không có tiền trả mà phải trở thành con dâu trừ nợ cho nhà thống lí. Điều đáng nói ở đây là Mị đã có người mà mình yêu thương, đã sống hết lòng vì tình yêu nhưng cuối cùng lại bị bắt về làm vợ A Sử. Những ngày tháng sống trong gia đình thống lí Pá Tra khiến Mị vô cùng đau khổ, những ngày mới về ngày nào Mị cũng khóc.
Mị đã từng có ý định ăn lá ngón để kết thúc sự đau khổ của bản thân, Mị trốn khỏi nhà thống lí Pá Trá về chào tạm biệt bố để chết, nhưng nghe những lời tâm sự đầy đau khổ của bố thì cuối cùng Mị vẫn không đành lòng chết đi, để lại nỗi đau khổ cho cha. Mị chấp nhận cuộc sống như địa ngục trong gia đình thống lí Pá Trá, nhẫn nhục lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Từ khi trở thành người con dâu trừ nợ Mị bị đối xử bất công, phải làm việc như con trâu con ngựa, phải chung sống với người chồng độc ác, vũ phu.
Mọi phản ứng của Mị dường như bị tê liệt, Mị chết dần trong đau khổ, đáng sợ đến mức Mị dần quen với cái khổ của bản thân “Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. Khi bị A Sử trói chặt vào cột nhà suốt một đêm, cả người đau nhức nhưng vẫn phải ngồi xoa thuốc cho A Sử khi hắn ta bị thương, vì mệt mà thiếp đi Mị bị A sử dùng chân đạp thẳng vào mặt, Mị tỉnh lại và tiếp tục công việc thoa thuốc của mình mà không hề có bất cứ một phản ứng nào với hành động nhẫn tâm ấy.
Khi thấy A Phủ bị trói đứng giữa sân nhà thống lí, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm vì đó là cảnh tượng quen thuộc mà Mị thường xuyên bắt gặp trong nhà thống lí Pá Tra. Nhưng khi chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ lăn trên gò má xạm đen, Mị ý thức được rằng người kia rồi sẽ chết, chết đau chết đớn, chết đói, chết rét cũng phải chết. Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng cả đêm như thế, nước mắt rơi nhưng không thể tự lau được. Từ đồng cảnh sinh ra đồng cảm, Mị đã liều lĩnh cắt dây giải thoát cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi rồi Mị đối diện với một nỗi sợ hãi tột cùng, bản năng ham sống khiến cho MỊ vùng chạy theo A phủ để giải phóng mình.
Qua hai truyện ngắn “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” ta thấy được số phận đáng thương của những người đàn bà, là sự rẻ rúng mà hoàn cảnh khắc nghiệt mang lại, là sự chèn ép, bóc lột dã man của giai cấp cầm quyền. Nhưng cuối cùng nhờ sức sống tinh thần mạnh mẽ thì cả người vợ nhặt và nhân vật Mị đều tìm được hạnh phúc thực sự của cuộc đời mình.
.