Liên hệ đức tính giản dị của Bác với chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng và Nhà nước ta ngày nay.

2 câu trả lời

- Bác Hồ giản dị trong bữa ăn hằng ngày, nhà ở, việc làm, lời nói, bài viết. Mọi thứ Bác đều giản dị. Từ đức tính giản dị của Bác thì Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như ngày nay.

Bác Hồ "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi". Phương châm " 1 giờ làm việc bằng 2,3 giờ. 1 người làm bằng 2,3 người. 1 đồng dùng bằng 2,3 đồng". Hồ Chí Minh đã chỉ ra 3 nội dung cơ bản của việc tiết kiệm, đó là: Tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ và tiết kiệm tiền của. Theo Người, mục đích của việc tiết kiệm để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc, để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước. Điều này càng quan trọng hơn khi nước ta là nước dân chủ nhân dân, không thể tích lũy vốn bằng cách cướp bóc thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân, vay nợ nước ngoài…

+ Lãng phí sức lao động. Vì kém tinh thần phụ trách, vì tổ chức sắp xếp vụng, việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người, nên sinh ra lãng phí sức lao động. Người chỉ rõ, trong quân đội, các cơ quan, các xí nghiệp đều có khuyết điểm ấy. Trong việc sửa chữa đường cầu, phục vụ chiến dịch, lãng phí dân công khá nhiều, vì tổ chức không khéo.

+ Lãng phí thời giờ: Việc gì có thể làm trong một ngày một buổi, cũng kéo dài đến mấy ngày. Người chỉ ra thí dụ: Những cuộc khai hội, vì người phụ trách chuẩn bị chương trình không đầy đủ, người đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày.

+ Lãng phí tiền của nhà nước, cơ quan, của cá nhân. Biểu hiện ở nhiều mặt: Các cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm. Các xí nghiệp dùng máy móc và nguyên liệu không hợp lý. Cục vận tải giữ gìn xe cộ, tiết kiệm dầu mỡ không triệt để. Sở kho thóc làm kho tàng không cẩn thận; người giữ kho kém tinh thần trách nhiệm, để thóc ẩm ướt, hao hụt, hư hỏng. Mậu dịch không khéo tính toán sắp xếp, để hàng hóa hao hụt, lỗ vốn. Ngân hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại, không bổ ích cho việc tăng gia sản xuất. Cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh, để Chính phủ phải lỗ vốn. Bộ đội không biết quý trọng giữ gìn quân trang, quân dụng và chiến lợi phẩm. Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để làm đám cưới, đám ma…

Mỗi người cần phải thường xuyên tiến hành tự kiểm điểm công tác thực hành tiết kiệm của mình trên tinh thần tự giác, phải dựa vào quần chúng và phải phát động phong trào thi đua của quần chúng về tiết kiệm; thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng kết kinh nghiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cá nhân và tập thể; nghiêm khắc kỷ luật những kẻ không chịu sửa lỗi dù đã bị nhắc nhở, khen thưởng những người làm tốt và khuyến khích những người đang cố gắng làm tốt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm