Lấy ví dụ thực tế để làm rõ ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định? - Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định: + Giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng: quanh co, phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau....do vậy, cần phải nắm được đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. + Cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới. cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định. + Quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán. TỪ Ý NGHĨA TRÊN AI GIÚP E VÍ DỤ THỰC TẾ VS Ạ E CẢM ƠN :))
1 câu trả lời
Ví dụ thực tế ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định:
Ví dụ 1: Hạt thóc – Cây mạ – Cây lúa
* Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
* Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
* Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều hạt)
⇒ Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định.
Ví dụ 2: Thường được gọi là ví dụ hạt đại mạch.
Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch được xay ra, nấu chín và đem làm rượu, rồi lại tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hoá riêng, nó nẩy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa , nó bị phủ định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường của cái cây này sẽ như thế nào?
Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt đại mạch nó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu không chỉ là một hạt thóc mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”.
Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai ( những hạt thóc mới phủ định cây lúa) sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn(số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng hạt thóc cũng sẽ thay đổi, song khó nhận thấy ngay).