Làm sao để nhận biết hóa học axit,bazơ,muối?

2 câu trả lời

Để nhận biết axit-bazo-muối có nhiều cách

- Bazo (NaOH, KOH, Ca(OH)2,Ba(OH)2...) tan trong nước tạo dung dịch kiềm; Bazo của các kim loại còn lại không tan trong nước

- Dùng chỉ thị:

Qùy tím: dung dịch axit làm quỳ tím đổi màu đỏ, dung dịch bazo làm quỳ tím đổi màu xanh. Riêng với muối sẽ chia thành 3 loại

+ Loại 1: Muối tạo bởi axit mạnh và bazo manh (VD:NaCl) không làm đổi màu quỳ

+ Loại 2: Muối tạo bởi axit yếu, bazo mạnh (VD: Na2CO3): đối màu quỳ thành màu xanh

+ Loại 3: Muối tạo bởi bazo yếu, axit mạnh (VD: CuCl2): đổi màu quỳ tím thành màu đỏ

- Dùng các hóa chất khác: muối... để phản ứng có sinh ra được kết tủa, hoặc chất khí... sẽ dễ nhận biết.

   + H2SO4 và dung dịch muối sunfat (SO4): dùng dung dịch Ba(OH)2 hoặc dung dịch muối của bari

                   Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 không tan trong nước và axit

   + HCl và muối clorua (Cl): dùng dung dịch AgNO3

                   Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng AgCl không tan trong nước và axit

   + Muối cacbonat (CO3): dùng dung dịch axit (HCl, HNO3, H2SO4)

                   Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu, không mùi

    + Muối cacbonat (SO3): dùng dung dịch axit (HCl, HNO3, H2SO4), sau đó dẫn khí sinh ra qua dung dịch brom

                   Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu làm mất màu dung dịch Br2

     + Muối amoni (NH4): dùng dung dịch kiềm

                  Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu, mùi khai

     + Muối tác dụng với dung dịch kiềm có thể tạo một số bazo không tan có màu đặc trưng:

                 Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ

                 Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh

                 Cu(OH)2: kết tủa xanh lam

                 Mg(OH)2: kết tủa trắng 

                 Al(OH)3: kết tủa trắng keo

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

Cho các mẫu thử lần lượt tác dụng với quỳ tím- chất chỉ thị màu nếu:

Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch axit, làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch bazơ, còn lại là dung dịch muối

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

1. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất oxit axit A. CaO, FeO, CO2 B. SO3, N2O5, P2O5 C. CuO, SO3, P2O5 D. CO2, Al2O3, MgO 2. Kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi dung dịch muối. Kim loại Y đẩy được kim loại Z ra khỏi dung dịch muối. Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động của các kim loại X, Y, Z? A. X,Y,Z B. Z,X,Y C. Z,Y,X D. Y,X,Z 3. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe và ZnO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của ZnO trong hỗn hợp ban đầu là A. 75% B. 72% C. 56% D. 28% 4. Có một mẫu sắt bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này cần cho mẫu sắt đó tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. FeCl2 dư B. HCl dư C. H2SO4 loãng, dư D. CuCl2 dư 5. Có thể điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây? A. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn B. Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl C. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl đặc D. Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc 6. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học? A:Cu; Fe; Al; Mg; Na; K B:Fe; Al; Cu; Mg; K; Na C:K; Na; Mg; Al; Fe; Cu D:Cu; Fe; Al; K; Na; Mg 7. Hòa tan HOAàn toàn 16,9 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối clorua. Giá trị m là A:45,3 B:55,3 C:46,1 D:56,1 8. Cho các chất sau: O2 , Cl2 , dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4 , Fe2 O3 . Kim loại nhôm có thể tác dụng được với bao nhiêu chất? A:5 chất B:4 chất C:3 chất D:6 chất

4 lượt xem
1 đáp án
16 giờ trước