Làm giúp mk mấy câu này vk ạ, Mk hứa vost 5 sao luôn ạ và 1 tym -khái quát lịch sử Việt Nam 1VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất 2 phong trào cách mạng 1919-1925 3.hoạt động của nguyễn ái quốc ở nước ngoài 4 cách mạng VN ta khi ĐcSVN ra đời 5 ĐcSVN ra đời 6 cách mạng VN(1930-1931) Khái quát ngắn gọi những ý chính thôi ạ,không phức tạp và rõ ràng ạ... Cảm ơn
1 câu trả lời
Trả lời:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ 1:
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
* Nguyên nhân: sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.
* Mục đích: bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, để nhanh chóng khôi phục địa vị kinh tế, chính trị, Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Pháp, đồng thời đẩy mạnh khai thác thuộc địa (trong đó có Việt Nam) với quy mô lớn và tốc độ nhanh.
* Nội dung khai thác:
- Vốn đầu tư của Pháp vào Đông Dương tăng mạnh, tăng cường vào nông nghiệp (tập trung vào hai ngành: cao su và khai mỏ).
- Nông nghiệp: số vốn Pháp đầu năm 1927 lên tới 400 triệu phrăng. Diện tích trồng cao su tăng từ 15 nghìn ha năm 1918 lên 120 nghìn ha năm 1930; nhiều công ty cao su ra đời.
- Công nghiệp: tăng cường khai thác mỏ than (lập thêm nhiều công ty than mới: công ty than Hạ Long, Tuyên quang, Đông Triều…). Mở thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới (sợi Hải Phòng, Nam Định, đường Tuy Hòa, gạo Chợ Lớn…)
- Thương nghiệp phát triển hơn trước, Pháp dựng hàng rào thuế quan để độc chiếm thị trường.
- Giao thông vận tải được mở rộng để phục vụ cho cuộc khai thác (đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng - Na Sầm, (1922), Vinh - Đông Hà (1927).
- Đánh thuế nặng, nhiều loại thuế (từ 1912 – 1930, ngân sách Đông Dương tăng 3 lần).
- Ngân hàng Đông Dương - thế lực của tư bản tài chính Pháp, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.
* Đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
+Diễn ra rất nhanh, có điểm mới là: tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật, mở rộng sản xuất để kiếm lời.
+ Hạn chế công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp nặng, nhằm cột chặt kinh tế Đông Dương vào kinh tế Pháp, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của Pháp.
+ Kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.
II. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
* Mục đích: Phục vụ cho việc thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần hai đạt kết quả cao.
* Chính trị:
+Mọi quyền hành thâu tóm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn, tay sai.
+Thực hiện chính sách chia để trị: chia nước ta làm ba kỳ, chia rẽ các dân tộc , tôn giáo.
+Triệt để lợi dụng bộ máy cường hào, địa chủ.
* Văn hóa – giáo dục:
- Thi hành chính sách văn hóa nô dịch nhằm gây tâm lý tự ti, khuyến khích tệ nạn xã hội.
- Hạn chế mở trường học, chủ yếu là trường tiểu học, trung học ở các thành phố lớn.
- Xuất bản nhiều sách báo tuyên truyền cho chính sách “ khai hóa “ của Pháp.
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
Cùng với chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) với những lợi ích riêng và thái độ chính trị khác nhau.
1. Giai cấp địa chủ phong kiến
- Là chỗ dựa của Pháp nên thế lực tăng mạnh, ra sức đè nén, bóc lột nông dân.
- Một số địa chủ vừa và nhỏ, có tinh thần yêu nước
2. Tầng lớp tư sản
- Tầng lớp tư sản ngày càng đông nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh, giai cấp tư sản mới ra đời.
- Ra đời sau 1918, bị Pháp chèn ép, số lượng không đông, thế lực kinh tế yếu (vốn bằng 5% vốn tư bản nước ngoài).
- Dần dần phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với Pháp và là một thế lực phản cách mạng.
+ Tư sản dân tộc kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.
3. Tiểu tư sản thành thị
- Sau 1918 phát triển nhanh, gồm có sinh viên, học sinh, trí thức, viên chức, tiểu thương, tiểu chủ… bị Pháp chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh.
- Họ có tinh thần yêu nước cao, nhạy bén với những tư tưởng dân tộc dân chủ, là lực lượng cách mạng quan trọng.
4. Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân số, bị áp bức, bóc lột dẫn đến bần cùng hóa và phá sản, là lực lượng cách mạng hăng hái, đông đảo nhất.
5. Giai cấp công nhân: ra đời trước 1918, phát triển nhanh sau Thế chiến thứ nhất về số lượng và chất lượng (tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga).
* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam:
+ Bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản Việt Nam.
+ Có quan hệ gần gũi với nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất.
+ Sống tập trung tại các trung tâm kinh tế quan trọng, dễ tổ chức đấu tranh, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao.
+ Sớm tiếp thu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác –Lênin.
+ Đời sống vật chất, tinh thần hết sức thấp kém và khổ cực nên có tinh thần đấu tranh cách mạng rất triệt để.
- Vì vậy giai cấp công nhân VN sớm trở thành lực lượng chính trị độc lập, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
* Kết luận: Vậy xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn các dân tộc).
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, phong kiến (mâu thuẫn giai cấp).
- Hai mâu thuẫn này vừa là nguồn gốc vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống Pháp và phong kiến ở nước ta.
- Do đó, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến, nhưng nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu là đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai phản động để giành độc lập, tự do.
2. Phong trào cách mạng 1919 - 1925
- Do bị áp bức bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ của các cuộc đấu tranh công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương Cảng, Thượng Hải… phong trào công nhân có bước phát triển mới.
- Cuộc đấu tranh của công nhân thời kỳ này tuy còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng làm cho các cơ sở tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
- Đáng kể nhất là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn năm 1925). Với cuộc bãi công này, giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác và đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam – giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1918 :
- Xác định con đường cứu nước theo con đường cách mạng tháng 10 Nga
* Hoạt động từ 1917 – 1923 :
- 6/1919 : Người gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vecsai đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của Việt nam
- 7/1920 : Người đọc luận cương của Lê-nin, tìm thấy con đường giải phóng dan tộc là con đường cách mạng vô sản
-12/1920 : Người tham gia sáng lập ra ĐCS Pháp => Chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac – Lênin
* Hoạt động của NAQ ở Pháp :
- Sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa
- Viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo “Nhân đạo” …
- Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”
3. Hoạt động của nguyễn ái quốc ở nước ngoài
2. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 -1924)
- 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành
- Trong thời gian ở Liên Xô, Người làm nhiều việc : Nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo “Sự thật”, tạp chí “Thư tín quốc tế”
- 1924 dự Đại hội V Quốc Tế Cộng Sản và đọc tham luận
3. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 -1925)
* Hoàn cảnh ra đời :
- Phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh
- 6/1925 Nguyễn Ái Quốc lập Hội Việt Nam Thanh niên ở Quảng Châu
* Hoạt động :
- Mục đích thành lập : Đào tạo cán bộ, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
- Hoạt động :
+ Mở các lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ
+ Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn “Đường cách mệnh”
+ đưa hội viên vào hoạt động thực tiễn
* Tác dụng : Chủ nghĩa Mac-Lênin được truyền bá vào trong nước, thúc đảy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển
4. Cách mạng VN ta khi ĐCSVN ra đời
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ, dân tộc ta sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất. Vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại.
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Việc tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.
6 Cách mạng VN (1930-1931)
1. Phong trào quy mô toàn quốc
- Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tiêu biểu:
+ Các cuộc đấu tranh của công nhân: cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh),...
+ Các cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra ở Thái Bình, Hà Nam, Nghê Tĩnh,... đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộng đất,...
- Kỷ niệm Quốc tế lao động, phong trào lan rộng ra khắp toàn quốc, xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng.
- Hình thức: mít tinh, biểu tình tuần hành ở các thành phố lớn,...
Mục 2
2. Đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Diễn biến:
+ Tháng 9-1930 phong trào đấu tranh quyết liệt, đấu tranh với mục đích chính trị kết hợp với kinh tế.
+ Hình thức: Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địa phương.
- Kết quả:
+ Chính quyền địch ở một số huyện xã bị tê liệt, tan rã.
+ Chính quyền Xô viết ra đời ở một số huyện. Đây là lần đầu tiên nhân dân được nắm chính quyền ở một số huyện xã thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Từ giữa năm 1931 phong trào lắng xuống do sự đàn áp dã man của thực dân Pháp.
- Ý nghĩa:
+ Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.
+ Là lần tập dượt đầu tiên cho Cách mạng Tháng Tám sau này.
Chúc bn hc tốt!!!
Nếu hay => vote 5* + ctrlhn!!!