2 câu trả lời
Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.
Thế kỉ X, nước Đại Cồ Việt đã xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan. Trong những xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo và trong việc xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền... đã tập trung được nhiều thợ khéo trong nước.
Kinh đô Hoa Lư rất tráng lệ, theo sử cũ ghi:
"Dựng điện Bách Bảo thiên tuế ở núi Đại Vân, cột dát vàng, bạc làm nơi coi chầu; phía đông là điện Phong Lưu, phía tây là điện Từ Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc. Ngoài ra, còn có lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc.
Gần động Thiên Tôn có đại Kính Thiên làm nơi tế cáo trời đất. Xung quanh kinh thành có tường thành hoặc xây bằng gạch, hoặc đắp bằng đất đá.
Đời sống xã hội và văn hóa