Khó khăn lớn nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì? Giải thích? Giúp mình với, cảm ơn.
1 câu trả lời
Do sự phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo, nên không phải pháp luật mà là đạo đức và phong tục, tập quán đóng vai trò thống trị trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Qua các chế độ phong kiến, thực dân, nhân dân lao động là người thực thi pháp luật nhưng chưa phải là tác giả của luật pháp; luật pháp cũ chỉ có lợi cho thực dân phong kiến. Mặt khác, tính cộng đồng (họ hàng, làng xóm, nghề nghiệp…) cũng thường tạo nên cách xử lý nặng về tình và nhẹ về lý (truyền thống đặt lý thấp hơn tình) cũng như pháp luật phong kiến (và cả pháp luật tư sản sau này) cho phép dựa vào đạo đức để che giấu bản chất giai cấp. Tư tưởng tôn ti, trật tự xã hội đẳng cấp nặng nề, phi dân chủ, thiếu pháp luật và pháp luật chưa nghiêm… là những khuyết tật phổ biến, hạn chế lớn đã và đang in đậm trong tâm lý, thói quen và cách nghĩ, cách làm người Việt Nam cũng như triết lý “có lý, có tình” như một tổng kết trong quản lý có lúc, có nơi đã mâu thuẫn với pháp chế, với lý tính. Tâm lý dân tộc từ ngàn năm nay gây không ít khó khăn để hình thành và phát triển một tinh thần pháp quyền trong xã hội. “Có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu hụt trong lịch sử hệ thống chính trị Việt Nam là tính chất pháp quyền của bộ máy nhà nước”