Kể về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung

2 câu trả lời

chiến dịch nội tiếng của Trung Quốc năm 1979 nhằm xóa xổ Việt Nam.

Cuộc tấn công được bắt đầu vào 3 giờ sáng ngày 17/2/1979. Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam

Tối 17/2/1979, Thông tấn xã Việt Nam kêu gọi Liên Xô và các nước anh em giúp đỡ bảo vệ Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc.

Ngày 18/2/1979, Liên Xô ra tuyên bố ủng hộ cuộc chiến đấu của Việt Nam; “Nhân dân Việt Nam anh hùng, lại vừa trở thành nạn nhân của cuộc xâm lược hôm nay, có đủ khả năng để quật khởi cho chính họ một lần nữa, và hơn thế họ có những người bạn tin cậy được. .

Ngày 19/2/1979, một nhóm các cố vấn quân sự của Liên Xô do đại tướng Gennady Obaturov dẫn đầu tới Hà Nội.

 3/2/1979, bằng đường thủy, Liên Xô đã hỗ trợ cho Việt Nam:

-hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân,

-400 cỗ pháo và súng phóng lựu,

-50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”,

-hơn 100 cỗ pháo cao xạ,

-400 đồng bộ cao xạ di động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo,

-800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích.

Nghiên cứu của Trung Quốc chia cuộc chiến 29 ngày thành hai giai đoạn: cuộc chiến phản kích tự vệ (17/2-5/3) và cuộc rút lui (5/3-16/3).

Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố “hoàn thành mục tiêu chiến tranh” và rút quân.

Ngày 16/3/1979, Bắc Kinh tuyên bố đã hoàn tất việc rút quân, và kêu gọi Việt Nam triệt thoái khỏi Campuchia.

Tuy nhiên, một số tài liệu chưa được kiểm chứng cho biết ngày 22/3/1979, Trung Quốc huy động thêm quân, chiếm 30 điểm trên lãnh thổ Việt Nam, 

Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới.

---------------------------có trong tập sách tư liệu 1979--------------------------

---------------------------chúc bạn học tốt------------------------

Chiến tranh biên giới Việt – Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, diễn ra trong khoảng một tháng với thiệt hại về người và tài sản cho cả hai phía.

Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn nêu ra vấn đề Hoàng Sa, phản ứng không nhượng bộ của Trung Quốc làm nhà lãnh đạo Việt Nam khó chịu. Lê Duẩn thẳng thừng từ chối việc đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, ông cũng phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng "chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á". Ông rút ngắn thời gian thăm Trung Quốc và rời nước này mà không tổ chức tiệc đáp lễ Trung Quốc theo truyền thống ngoại giao, cũng không ký thỏa thuận chung, không đưa ra bất cứ một phát biểu hoặc thông cáo nào về cuộc viếng thăm. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973. Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược". Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm