2 câu trả lời
Dân chủ tại Việt Nam đề cập đến tình hình dân chủ và các vấn đề liên quan đến dân chủ tại Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".[1] Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất quy định về dân chủ nói chung tại Việt Nam là Hiến pháp Việt Nam 2013, ở cấp cơ sở thì có Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Theo điều 4 Hiến pháp 1992, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của xã hội. Người dân Việt Nam bầu ra Quốc hội là những người đại diện cho dân để họ bầu ra chủ tịch nước và chính phủ. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng ở Việt Nam không có dân chủ và bị Economist Intelligence Unit (EIU) xếp vào nhóm chính thể chuyên chế cùng với Trung Quốc và Miến Điện.[2][3] Theo xếp hạng theo Chỉ số dân chủ năm 2012 do Tạp chí Economist tiến hành, Việt Nam đứng thứ 144 trên tổng số 167 quốc gia được xếp hạng. Theo danh sách của tạp chí này, Việt Nam nằm trong nhóm chính phủ độc tài thiếu dân chủ.[4] Trong nhiều năm, bộ ngoại giao Mỹ cũng xếp Việt Nam vào nhóm nước "chưa có dân chủ, hạn chế tự do báo chí, tôn giáo". Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu PEW, trụ sở tại Mỹ, vào năm 2017, 79% người Việt được thăm dò trả lời là "ủng hộ dân chủ vừa phải" và có 29% người Việt Nam xem chính quyền quân sự là thể chế "rất tốt", 41% coi là "hơi tốt" và chỉ có 3% xem là "rất xấu"[5].
Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định[1]. Dân chủ cũng để chỉ một hình thức nhà nước, trong đó mọi thành viên đều tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề của mình, thường bằng cách bỏ phiếu để bầu người đại diện trong quốc hội hoặc thể chế tương tự.[2] Dân chủ được định nghĩa thêm như "chính quyền của nhân dân, đặc biệt là: sự thống trị của số đông" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự do".[3] Theo nhà khoa học chính trị Larry Diamond, chế độ dân chủ bao gồm bốn yếu tố chính:
- Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng.
- Sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự.
- Bảo vệ quyền con người của mọi công dân.
- Pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên luật pháp.[4