kể tên 4 loại gài khác nhau và xét về hình dáng, màu sắc lông da và các đặc điểm nổi bật
2 câu trả lời
1. Giống gà Ri
Nói về gà giống ở Việt Nam thì gà ri cũng là giống gà phổ biến mà nhiều người biết đến. Giống gà này được nuôi nhiều ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Cụ thể giống gà ri thì:
Bà con đã con chuẩn bị nuôi gà thì đừng bỏ qua những kiến thức cơ bản về gà giống bà con nhé.
– Sở hữu vóc dáng thon nhỏ với đầu thanh, mỏ nhỏ và màu cờ, có nhiều răng cưa, chân và da của gà ri có màu vàng.
– Với gà mái sẽ có lông màu vàng hoặc là màu nâu ngoài ra có nhiều đốm đen ở khu vực đầu, cánh, cổ cùng chót đuôi. Còn đối với gà trống thì nó có lông màu vàng tía và đuôi của nó có màu vàng nhưng càng về cuối đuôi thì càng đen.
– Cân nặng của giống gà ri là từ 1.2 đến 1.8kg với gà mái và từ 1.5 đến 2.1kg với gà trống.
– Những con gà ri mái sẽ đẻ và ấp trứng trong thời gian 1 tháng và trung bình từ 10 đến 15 trứng mỗi tháng tức là 80 đến 100 trứng mỗi năm.
2. Giống gà Hồ
Trong tổng hợp các giống gà ở Việt Nam thì gà Hồ cũng có số lượng rất lớn và được nhiều hộ kinh doanh chọn nuôi. Giống gà này xuất hiện đầu tiên ở làng Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Đặc trưng là to và khỏe, lưng rộng. Cụ thể như sau:
– Với gà trống sẽ lông màu mận chính, da đỏ còn với gà mái sẽ có lông màu xám.
– Cân nặng của gà mái khoảng 2.7kg còn với gà trống khoảng 4.4kg.
– Gà mái sẽ bắt đầu đẻ trứng lúc nó được từ 6 đến 8 tháng tuổi và trung bình khoảng 40 đến 50 trứng/ năm.
3. Giống gà Tàu Vàng
Đây là giống gà tập trung chủ yếu ở miền Nam và nó sở hữu thân hình chắc khỏe. Lông, da và chân đều có màu vàng rất sặc sỡ. Cụ thể thì:
– Với con gà mái sẽ có cân nặng từ 1.6 đến 1.8kg còn với gà trống sẽ từ 2.2 đến 2.5kg.
– Gà Tàu Vàng sẽ bắt đầu đẻ khi chúng được 6 tháng tuổi với sản lượng trung bình từ 60 đến 70 trứng mỗi năm.
4. Giống gà Đông Tảo
Nói về tổng hợp các giống gà ở Việt Nam thì chúng ta cũng không thể không nhắc đến gà Đông Tảo. Đây là loại gà có nguồn gốc xuất xứ từ Khoái Châu, Hưng Yên. Cụ thể như sau:
– Loài gà này có thân hình chắc khỏe và vòng cổ to, chân to, lưng thẳng và rộng, mỏ dài, da và chân có màu vàng.
– Với gà trống sẽ có lông màu tía sẫm hoặc là màu mận chín pha đen còn với gà mái thì sẽ có lông màu vàng nhạt.
– Cân nặng trung bình của gà mái từ 2.5 đến 3.5kg còn với gà trống sẽ từ 3.5kg đến 4.5kg.
– Từ khi được 5 đến 7 tháng tuổi gà Đông Tảo sẽ đẻ trứng với sản lượng từ 50 đến 70 trứng mỗi năm.
5. Giống gà Nòi
Gà Nòi là giống gà được nuôi khắp cả nước và còn có tên là gà đá, gà chọi với vóc dáng to lớn, chân và cổ cao, thịt gà nòi có màu đỏ. Cụ thể như sau:
– Với gà trống sẽ có lông màu xám hoặc màu đỏ lửa và xen lẫn cùng những vệt xanh biếc. Còn với gà mái sẽ có màu xám đá.
– Cân nặng trung bình của gà mái từ 2 đến 2.5kg còn với gà trống sẽ từ 3 đến 4kg.
– Gà Nòi mái sẽ đẻ trứng khi được từ 7 tháng và sản lượng trứng trung bình đạt từ 50 đến 60 quả mỗi năm.
1. Gà Ri
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ.
Ngoại hình: Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất, gà mái có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi, nhưng đa số có màu vàng đậm, tía. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da chân vàng, chân có 2 hàng vây, thịt vàng, vây chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn 1 tháng con đã đủ lông như gà trưởng thành. Phần lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, thanh, có mào đơn . Gà trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng.
2. Gà Hồ Gà có nguồn gốc từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê Kinh Bắc cổ kính. Nơi sản xuất ra tranh Đông Hồ, đã đi vào lịch sử và được lưu truyền cho đến ngày nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở miền Bắc.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ chọn giống của dân địa phương là : Đầu công, mình ốc, cánh võ trai, đuôi nơm (là nơm úp cá, để đạp mái dễ) da bụng, cổ màu đỏ, mào xuýt (mào kép), diều cân ở giữa; quản ngắn, đùi dài (cho thịt đùi nhiều) chân tròn, ngón tách nhau, da vàng, thịt ngon, lông mã lĩnh hay mận chín. Lông gà mái có màu lá chuối hay màu võ nhãn, màu đất thó. Gà trống da vàng, màu lông mận chín hay mận đen, ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn. Khối lượng mới nở 45 g/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 - 5,5 kg/con; con mái nặng 3,5 - 4,0 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi. Một năm đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ được 10-15 quả trứng. Khối lượng trứng 50-55 g/quả.
3. Gà Tàu vàng
Được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu Long, hiện bị pha tạp nhiều.Gà có lông màu vàng, chân có lông màu đen ở bàn, có khi ở cả ngón, gà mẹ có loại trụi đuôi hoặc cũng có loại đuôi dài.
Khối lượng có thể lúc mới sinh 30g; khi trưởng thành, gà trống nặng 3kg, mái nặng 2kg.
Sản lượng trứng 70 - 90 quả/mái/năm, nặng 45 - 50 g/quả. Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi khoảng 85%; tỷ lệ ấp nở khoảng 88%; tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi khoảnglà 95%.
4. Gà Mán
Gà Mán là vật nuôi truyền đời của đồng bào Dao, H’Mông, Nùng ở các huyện khác nhau của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh phía Bắc. Gà có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội khác. Khối lượng cơ thể lúc sở sinh 34g, khi 24 tháng tuổi gà trống có thể đạt 4,5 - 5kg, gà mái 3 - 3,5kg.
Đặc điểm ngoại hình nổi bật của gà Mán là có chân màu vàng, trên da có những chấm xanh, màu hoa mơ. Lông màu hoa mơ hoặc nâu thẩm. Con trống trưởng thành màu đơn rất phát triển, thân dài, ngực rộng và sâu, lông đuôi cong dài. Gà có nhiều màu sắc: xám, vàng, nâu đất. Đặc biệt, hầu hết các con mái trưởng thành (80%) các bộ râu rất phát triển đó là một chùm lông vũ mọc dưới cằm của gà. Chùm lông này phát triển trở thành một đặc điểm ngoại hình đặc trưng của gà Mán để phân biệt với các giống gà khác.