Kể lại một giấc mơ tronv đó em đươc gặp và trò chuyện với nhân vật trong văn bản người con gái nam xương

2 câu trả lời

** Bạn tham khảo dàn ý và bài văn dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

  - Giới thiệu bản thân

B. Thân bài

   - Gặp nhân vật nào?

   - Gặp trong hoàn cảnh nào?

   - Kể lại diễn biến câu chuyện.

   - Tâm trạng của bạn sau khi nói chuyện với nhân vật.

C. Kết bài

  - Nêu cảm nghĩ

** Bài viết tham khảo

    Sáng nay, khi vừa học tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương", đang ngồi học bài tôi thiêm thiếp ngủ quên mất. Trong giấc mơ, tôi đang đứng trước mộ của nàng Vũ Nương. Hóa ra tôi là vợ của bé Đản. Hôm nay là ngày giỗ mẹ nên hai vợ chồng tôi đến mộ để thắp hương cho mẹ.

   Từ khi về làm dâu tôi chưa bao giờ hỏi chồng về cái chết của mẹ. Hôm nay, vào ngày giỗ của mẹ chồng mới kể cho tôi nghe. Mẹ là một người phụ nữ rất xinh đẹp, đảm đang, nhưng nhà ngoại khá nghèo. Còn cha thì nhà giàu những không có học thức. Cha cũng mến vẻ đẹp của mẹ nên đa xin bà nội để lấy được mẹ về. Nhưng cuộc sống không môn đăng hộ đối khiến cho cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không mấy hạnh phúc. Mẹ và cha ở với nhau được không bao lâu thì cha vì không học hành gì nên tên đầu danh sách đi đánh giặc. 

  Tôi mới hỏi:  " thế lúc đó mẹ sống một mình hay sao?"

  Chồng tôi mới kể tiếp : Không mẹ ở với bà nội, nhưng bà nội thì giả yếu, mà khi cha đi mẹ mới biết đang mang thai ta. Sau khi sinh ta không được bao lâu thì bà mất, mẹ lo chu toàn mọi việc. 

  " Mẹ thật là đảm đang, thế từ bé chàng cũng không hề biết mặt cha à"

  " Đúng vậy, nhưng ta vãn nhớ như in, chắc do mẹ sợ ta tủi thân với bạn bè. Nên mỗi buổi tổi đều chỉ cái bóng trên tường là cha ta. Lúc đó còn nhỏ ta vui sướng lắm. Cứ nghĩ đó là cha về. Sau ba năm thì cha về, lúc đó mẹ với ta gặp cha mừng mừng tủi tủi."

 Tôi hỏi tiếp: " Đáng nhẽ cha về thì cả nhà phải sống hạnh phúc chứ, sao mẹ lại tử vẫn vậy?"

 " Tại ta, nếu không phải vì sự ngây dại của ta, vào hôm cha với ta ra thăm mộ bà, ta mới bảo là cha đêm nào cũng đến. Khiến cha nghi oan cho mẹ. Cha thì bản tính hay ghen nên mới về đánh mắng mẹ. Mẹ đã hết lời giải thích nhưng cha không tin, nên dẫn đến kết cục này. Mẹ oan ức không biết dãi bày cũng ai nên đã nhảy xuống sông tự vẫn."

 Đang mơ đến đó, tôi choàng bừng tỉnh, biết mình đã ngủ quên bên bàn học. Tôi đứng dậy thu dọn sách vở, nhưng đến bây giờ tôi vẫn không thể quên giấc mơ đó.

Gặp mộng trong giấc ngủ chắc ai cũng đều từng trải qua. Ngoài những cơn ác mộng khiến người ta muốn quên ngay đi hoặc những giấc mơ nhỏ nhặt chóng vánh không làm con người bận tâm đến thì có những giấc mơ đẹp, cứ đọng mãi trong lòng ta. Tôi cũng có một giấc mơ thật thú vị. Đó là buổi gặp gỡ bất ngờ với chàng Trương Sinh trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Dẫu biết là giấc mơ nhưng vẫn bồi hồi xao xuyến khi kể lại cho người thân nghe.

Trong giấc mơ tôi thấy mình đang lang thang dọc dòng sông lạ. Gió sông thổi thốc vào đem theo cái lạnh gai gai. Hàng phi lau bên sông chứ rập rờn ngả nghiêng theo gió. Nắng đã nhạt, hắt màu hồng tím hoàng hôn lên cảnh vật ven sông mang sắc buồn man mác. Tôi rảo bước nhanh tìm người hỏi thăm đường. Bến sông giờ này cũng vắng quá. Tôi đang hoang mang thì kịp nhìn thấy một đứa bé trai khoảng ba tuổi chơi đang nhoài mình ra mé sông để bắt bướm thì chới với, nên vội chạy đến đỡ em. Vừa lúc đó có một người đàn ông chạy đến nhận là cha đứa bé, cảm ơn tôi rối rít . Anh mời tôi một bát chè nóng của một quán ven sông. Bà chủ quán biết chuyện thằng bé té vội càu nhàu anh ta:

- Cậu Trương Sinh cũng lạ, vợ đã mất rồi, mà cứ buồn lo như thế, làm sa o chăm sóc tốt bé Đản chứ!

Tôi há hốc mồm tưởng mình nghe nhầm. Chẳng lẽ đây là nhân vật trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”? Vài câu đưa đẩy, Trương Sinh bùi ngùi kể lại cụ thể về gia đình mình,

Tôi tên Trương Sinh. quê ở Nam Xương, thuộc gia đình hào phú. Vợ tôi vốn người cùng làng, tên là Vũ Thị Thiết, tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Biết tính tôi hay đa nghi, lại phòng ngừa quá mức, nên Vũ Nương rất ý tứ, giữ gìn khuôn phép không để gia đình thất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tôi do thất học nên bị gi tên trong sổ lính đi vào loại đầu. Nghe tin này, lòng tôi đầy lo âukhigia đình neo đơn, mẹ thì già yếu, vợ lại mang thai gần đến ngày s inh nở? Nhưng rồi ngày lên đường cũng đến. Trong buổi tiệc tiễn đưa, mẹ nhắc nhở tôi phải biết giữ mình làm trọng, thấy khó nên lui, lường sức mà tiến. Còn Vũ Nương thì rót rượu đầy, cất lời thiết tha:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, chàng mang theo hai chữ bình yên, thế cũng đủ rồi.

Lời nói đầy tình nghĩa của nàng khiến mọi người trong buổi tiệc đều xúc động. Tiệc tiễn vừa tàn, tôi đành rứt áo lên đường. Cảnh vật như cũng nhuốm buồn theo con người trong buổi chia li.

Ở chiến trường, tôi trải qua nhiều nguy hiểm, gian khổ. Thế giặc quá mạnh, quân triều đình tổn thất nhiều, có lúc tôi suýt chết trong gang tấc. Nhưng lòng tôi luôn hướng về quê nhà. Mẹ tôi khỏe không? Vợ tôi sinh con trai hay gái? Đứa con có giống tôi không? Chao ôi, tôi mongchiến tranh mau chấm dứt để tôi trở về phụng dưỡng mẹ già, sum hợp vợ con, tôi khát khao biết bao hạnh phúc làm cha, được bế đứa con đầu lòng yêu quý của mình!

Rồi chiến tranh cũng kết thúc, quân giặc bó tay chịu hàng. Về đến nhà, Trương tôi được biết mẹ đã mất, con thơ vừa tập nói. Tôi hỏi mồ mẹ và bế đứa con nhỏ đi thăm. Nó cứ quấy khóc, tôi dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về nghe tin bà mất, lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Lời nói của bé Đản làm tôi sửng sốt:

- Ô hay, thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi vội gặn hỏi thì bé Đản trả lời:

- Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả!

Nghe đến đây, tim gan tôi sục sôi, lửa giận bốc lên. Tôi ở chiến trường quá gian khổ, luôn thương nhớ gia đình, vậy mà vợ tôi lại thất tiết, lén lút tư tình với người khác. Tôi chạy vội về nhà, mắng nhiếc nàng, la um lên cho hả giận.

Vợ tôi nước mắt đầm đìa, phân trần, gặn hỏi nhưng tôi cố giấu lời nói của bé Đản. Bởi tôi nghĩ " đi hỏi già, về hỏi trẻ", lời nói của con thơ đáng tin hơn chứ. Hàng xóm qua khuyên can, bênh vực Vũ Nương, bảo rằng lúc tôi đi lính, nàng ở nhà rất hiếu thảo với mẹ chồng, khi mẹ tôi bệnh thì nàng hết lòng chăm sóc, thuốc thang, khi mẹ tôi mất thì nàng lo ma chay chu tất, một mình vất vả nuôi dạy con thơ nhưng tôi vẫn không tin , một mực kết tội và đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Sau đó nghe tin nàng tự vận ở sông Hoàng Giang, tôi cũng xót thương,cho người tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu.

Một hôm cùng con ngồi bên ngọn đèn, đứa con nhỏ chỉ vào bóng tôi và nói:

- Cha Đản lại đến kia kìa!

Trời ơi, thì ra người hay đến đêm đêm chính là cái bóng của Vũ Nương dỗ con khi con khóc đòi cha. Vậy mà tôi đã nghi oan cho người vợ hiền. đẩy nàng vào chỗ oan khuất phải tự vận. Chính thói hồ đồ ghen tuông của tôi đã phá tan hạnh phúc gia đình. Không ai lên án tôi nhưng tôi biết lương tâm tôi sẽ giày vò tôi suốt đời. Sự sai lầm của tôi đã phải trả giá quá đắt.

Sau này có một người tên Phan Lang, người cùng làng đã gặp nàng ở Thủy cung, nàng có nhắn tôi lập đàn giải oan, nhưng nàng không thể quay về trần thế được nữa.

Tôi nghe xong, cảm thấy xót xa vô cùng. Lúc học bài, tôi chỉ ghét chàng Trương đã làm khổ người vợ hiền dẫn đến cái chết oan ức cho nàng. Nhưng giờ nhìn cảnh ngộ gà trống nuôi con với nỗi đau cứ gặm nhấm tôi thấy chàng cũng đáng thương. Bởi suy ra chàng cũng là kết quả của xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ ấy tác động đến,

Tính nói vài lời an ủi tự nhiên tôi không thấy chàng đâu cả, đang xoay người tìm kiếm thì mẹ gọi giật dậy để đi học tôi mới biết mình nằm mơ

Dù tôi đã được học Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ, nhưng cuộc gặp gỡ với chàng Trương trong giấc mơ đã để lại ấn tượng sâu sắc, hiểu thêm các nhân vật trong truyện và bài học quý báu về hạnh phúc gia đình. Cảm ơn giấc mơ, cảm ơn nhân vật Trương Sinh!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước