Ke cho bo me nghe 1 chuyen li thu ( hoac cam dong , hoac buon cuoi ,.....) ma em da gap o truong

2 câu trả lời

: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (cảm động, buồn cười) em gặp ở trường:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em định kể (câu chuyện cảm động về một em bé khuyết tật).

2. Thân bài:

- Kể lại hoàn cảnh xảy ra chuyện: Chiều nay, trên đường đi học về.

- Kể lại chi tiết câu chuyện:

+ Em nhìn thấy cậu bé bị khuyết một bên chân đi lại khó khăn, trang phục…

+ Cậu loay hoay sang đường

+ Em đã giúp cậu bé qua đường

+ Cậu bé cảm ơn em

3. Kết bài: Cảm nhận của em về việc mình đã làm.

Dàn bài tham khảo:

1. Mở Bài

- Thời gian, không gian kể chuyện cho bố mẹ nghe

- Giới thiệu câu chuyện mà mình định kể

2. Thân Bài

- Trình bày về thời gian, địa điểm của câu chuyện

- Giới thiệu những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện

- Diễn biến câu chuyện

- Kết thúc câu chuyện

- Tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ khi lắng nghe câu chuyện

3. Kết Bài

Cảm nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện với bố mẹ

*BÀI LÀM THAM KHẢO

Mỗi ngày trôi qua đều mang đến cho ta những câu chuyện khác nhau, chuyện vui có, chuyện buồn cũng có. Mỗi ngày, trường học đều để lại cho tôi một câu chuyện. Hôm nay cũng như vậy, chỉ có điều nó không phải câu chuyện hài hước hay vui vẻ ở lớp mà là một câu chuyện cảm động. Tôi chỉ mong được về nhà, chia sẻ cùng bố mẹ như thường ngày.

Căn nhà thân quen ở ngay trước mắt, tôi dắt xe, lễ phép chào hỏi bố mẹ rằng mình đã đi học về. Bữa cơm tối trôi qua yên tĩnh trong ánh chiều muộn, mẹ thấy tôi không nói chuyện nhiều như mọi khi, nhẹ nhàng hỏi:

- Con có chuyện gì buồn hay sao mà lại im lặng thế kia?

Nghe giọng nói ấm áp của mẹ, tôi liền nhào vào lòng mẹ, vừa khóc vừa mếu máo kể lại câu chuyện cảm động mà tôi gặp ở trường.

Hôm nay trường học bất ngờ tổ chức một buổi ca nhạc do một hội người khuyết tật ở miền Trung biểu diễn với chủ đề về người khuyết tật, đặc biệt là những bệnh nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Buổi biểu diễn bất ngờ mà không hề báo trước.

Chúng tôi kéo nhau xuống sân xếp ghế, đùa nhau bảo rằng không cần học hai tiết, quá tốt. Nhưng khi buổi biểu diễn bắt đầu, nhìn người dẫn chương trình là một chị gái, khuôn mặt xinh đẹp nhưng dáng người thấp bé như một đứa trẻ con và hai tay thì ngắn ngủn, chúng tôi chợt im lặng. Lần đầu tiên, tôi được gặp những người sinh ra đã không may mắn như họ.

Chị ấy giới thiệu mình tên Ngọc Anh, dù cơ thể khuyết thiếu, chị vẫn tự tin mỉm cười và dẫn chương trình như một MC chuyên nghiệp. Các tiết mục âm nhạc lần lượt được biểu diễn bởi từng người, từng nhóm trong đoàn. Họ đều là những người cơ thể bị khuyết thiếu phần này phần kia, thoạt nhìn xấu xí và rất tội nghiệp. Mỗi bài hát họ biểu diễn đều là những bài hát hướng về cuộc sống, tràn ngập niềm tin và hi vọng, khát khao sống.

Thỉnh thoảng họ sẽ dùng ít phút, gửi lời nhắn đến chúng tôi, kể một câu chuyện về giai đoạn khó khăn mà bản thân đã trải qua, thậm chị sự hắt hủi của gia đình, sự xa lánh của một số thành phần trong xã hội. Nhưng họ không tỏ vẻ thất vọng, chán nản mà mỉm cười nhẹ nhõm, động viên và truyền động lực cho chúng tôi. Tôi vẫn nhớ mãi lời nói của một đứa bé còn nhỏ tuổi hơn tất cả học sinh trường tôi, bị cụt tay và hai mắt thì không nhìn thấy được. Bé hát bài hát “Đứa bé” đầy chân thành và cảm động rồi hướng về hàng nghìn học sinh, nói:

- Em rất ngưỡng mộ các anh chị, dù em không nhìn thấy nhưng em nghĩ các anh chị ở đây chắc hẳn đều hạnh phúc. Các anh chị được đi học này, có bạn bè, thầy cô và có bố mẹ yêu thương nữa. Các anh chị phải trân trọng vì những thứ đó rất quý giá.

Nghe bé nói xong, rất nhiều người đã khóc, thương cậu bé bất hạnh, sinh ra đã không nơi nương tựa, và khóc vì cảm thấy mình thật may mắn. Tôi cũng đã khóc, khóc vì lần đầu tiên tôi thực sự cảm nhận được bản thân hạnh phúc như thế nào. Nghĩ lại nhiều lần tỏ ra khó chịu trước sự quan tâm của bố mẹ mà ân hận.

Buổi biểu diễn nhanh chóng đi đến hồi kết thúc, cả đoàn diễn viên không chuyên nghiệp, không hoàn hảo, không có vẻ ngoài hào nhoáng như nghệ sĩ trên ti vi mà mang trong mình nghị lực và sức hút hơn người chào tạm biệt chúng tôi. Họ thiếu hụt nhiều thứ nhưng lại mang đến cho những người vốn đủ đầy hơn chúng tôi những điều quý giá mà chúng tôi không dễ dàng nhận ra. Họ bất hạnh nhưng ngược lại sống có ý chí và hi vọng hơn những người bình thường chúng tôi

Cả hai tiết học sau đó, lớp chúng tôi ai cũng còn vấn vương cảm giác trong buổi biểu diễn, ánh mắt nhiều bạn còn đỏ hoe. Chỉ trong chốc lát, chúng tôi dường như hiểu ra rất nhiều chuyện.

Nghe hết câu chuyện tôi kể, bố mẹ cũng im lặng một lát, nhẹ nhàng vuốt tóc tôi, mẹ vỗ về an ủi, thầm thở dài. Câu chuyện cảm động hôm nay có lẽ sẽ còn theo tôi đến mãi sau này nữa, nhắc nhở tôi sống vươn lên, biết cố gắng và biết trân trọng, “sống như những đóa hoa...”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước