hợp tác giữa liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các tổ chức nào mục tiêu của tổ chức đó
2 câu trả lời
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều cách khác nhau đã bày tỏ mong muốn Việt Nam được “làm bạn với tất cả các nước dân chủ”(1), đặc biệt là thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô - cường quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới rất ủng hộ cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam và từng giúp đào tạo cho Việt Nam nhiều cán bộ cách mạng. Sau khi Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới (ngày 14-1-1950), ngày 30-1-1950, Liên Xô và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, việc Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam đã khẳng định địa vị pháp lý chính đáng của chính thể dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được xác lập ở Việt Nam. Kể từ thời điểm này, Liên Xô và Việt Nam bắt đầu xúc tiến quan hệ song phương bằng việc lần lượt ký kết và thực thi các hiệp định, hiệp nghị trên các lĩnh vực khác nhau,... mà nội dung nổi bật trong các văn kiện ấy là sự ủng hộ và giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô dành cho Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm 50 của thế kỷ XX, do trọng tâm đối ngoại của Liên Xô là khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, còn Đông Á nói chung, Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng được coi là “khu vực ngoại duyên”, nên Liên Xô chỉ gián tiếp ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam thông qua Trung Quốc(2). Nhưng từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất và đường hướng đối ngoại, Liên Xô đã điều chỉnh quan hệ với Việt Nam theo hướng tăng cường viện trợ và công khai ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Liên Xô và Việt Nam trên thực tế trở thành đồng minh chiến lược trên mặt trận chống đế quốc, thực dân và chống các thế lực thù địch. Sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu về nhiều mặt của Liên Xô đã góp phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hoàn thành sứ mệnh thống nhất đất nước, Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước, song gặp phải muôn vàn khó khăn không những do hậu quả nặng nề về chính trị, kinh tế - xã hội do chiến tranh để lại, mà còn do tác động tiêu cực của quan hệ giữa các nước lớn. Trong bối cảnh đó, tháng 6-1978, Việt Nam quyết định tham gia Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV)(3) do Liên Xô đứng đầu. Đặc biệt, “xuất phát từ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ về mọi mặt trên tinh thần anh em, từ tình hữu nghị và đoàn kết không gì lay chuyển được giữa hai nước”, từ “mong muốn tiếp tục phát triển và hoàn thiện sự hợp tác về mọi mặt giữa hai nước...”(4), ngày 3-11-1978, tại Thủ đô Mát-xcơ-va, các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và Liên Xô đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Liên Xô (sau đây gọi tắt là Hiệp ước năm 1978).
Như vậy, sau hơn 28 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, từng ký kết và thực thi nhiều văn bản pháp lý đưa quan hệ Việt Nam - Liên Xô phát triển sâu rộng, Hiệp ước năm 1978 trở thành văn kiện hợp tác toàn diện nhất và ở cấp độ cao nhất trong lịch sử quan hệ song phương. Hiệp ước năm 1978 phản ánh tầm quan trọng của mối quan hệ cũng như sự gắn bó chặt chẽ, mật thiết giữa Việt Nam và Liên Xô, đặc biệt phản ánh lòng tin cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước và tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân hai nước. Bản Hiệp ước năm 1978 gồm 9 Điều, với nội dung và tinh thần chủ đạo trong tất cả những Điều đó là Liên Xô sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt theo nguyên tắc “tương trợ anh em” và tinh thần “đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của cả trái tim và trí tuệ”(5). Thời kỳ đó, do sự phức tạp và khó lường trong quan hệ giữa các nước lớn nói chung, sự căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói riêng mà dư luận quốc tế đặc biệt chú ý đến bản Hiệp ước này, nhất là Điều 6 và Điều 7 của Hiệp ước. Nguyên văn Điều 6 là: “Hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích hai nước. Trong trường hợp một trong hai Bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tiến công thì hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước” và Điều 7 là: “Hiệp ước này không liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hai Bên theo các hiệp định hai bên và nhiều bên mà họ tham gia và không nhằm chống một nước thứ ba nào”(6). Qua đây có thể thấy tính chất quan hệ Việt Nam - Liên Xô là đồng minh mật thiết, sẵn sàng bảo vệ nhau. Nhìn chung sau khi Hiệp ước năm 1978 được ký kết, quan hệ Việt Nam - Liên Xô phát triển tốt đẹp, gặt hái thêm những thành công trong hợp tác song phương, nhưng cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, mối quan hệ này bị sa sút do những biến động chính trị ở Liên Xô.
Hoàn cảnh:
- Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng với Liên Xô về sự phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất.
Cơ sở hình thành:
- Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
- Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
- Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong hai tổ chức:
- Hội đồng tương trợ kinh tế.
- Tổ chức hiệp ước Vác- sa-va.
Mình xin hay nhất ạ ><