Hòa tan hoàn toàn oxit `Fe_x O_y` trong dd `H_2 SO_4` đặc nóng thu được dd `A_1` và khí `B_1` `a.` Cho khí `B_1` lần lượt tác dụng với dd `NaOH`, dd `Br_2`, dd `K_2 CO_3` (biết axit tương ứng của `B_1` mạnh hơn aixt tương ứng của `CO_2`) `b.` Cho dd `A_1` tác dụng với `NaOH` dư, lọc kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn `A_2`. Trộn `A_2` với bột `Al` rồi nung ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp `A_3` gồm 2 oxit có trong oxit `Fe_n O_m`. Hòa tan `A_3` trong `HNO_3` loãng dư thu được khí `NO` duy nhất. Hãy viết các phương trình phản ứng và giải thích thí nghiệm `-` Giải thích và biện luận rõ ràng giúp mình, không gấp ạ, mình cảm ơn trước
1 câu trả lời
a,
Axit tương ứng của $B_1$ mạnh hơn $H_2CO_3$ nên $B_1$ là $SO_2$
Dung dịch $A_1$ chứa $Fe_2(SO_4)_3$, dư $H_2SO_4$ nếu có
$2Fe_xO_y+ (6x-2y)H_2SO_4\to xFe_2(SO_4)_3+(3x-2y)SO_2+(6x-2y)H_2O$
$SO_2+2NaOH\to Na_2SO_3+H_2O$
$SO_2+Na_2SO_3+H_2O\to 2NaHSO_3$
$SO_2+Br_2+2H_2O\to 2HBr+H_2SO_4$
$2SO_2+K_2CO_3+H_2O\to 2KHSO_3+CO_2$
b,
$H_2SO_4+2NaOH\to Na_2SO_4+2H_2O$
$Fe_2(SO_4)_3+6NaOH\to 2Fe(OH)_3+3Na_2SO_4$
$2Fe(OH)_3\xrightarrow{{t^o}} Fe_2O_3+3H_2O$
$A_2$: $Fe_2O_3$
$3nFe_2O_3+(6n-4m)Al\xrightarrow{{t^o}} (3n-2m)Al_2O_3+6Fe_nO_m$
$A_3$: $Al_2O_3, Fe_nO_m$
$Al_2O_3+6HNO_3\to 2Al(NO_3)_3+3H_2O$
$3Fe_nO_m+(12n-2m)HNO_3\to 3nFe(NO_3)_3+(3n-2m) NO+(6n-m)H_2O$
Có khí $NO$ bay ra chứng tỏ oxit sắt trong $A_3$ còn tính khử ($FeO$ hoặc $Fe_3O_4$)