Hình ảnh nàng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" có điểm gì khác so với nàng Vũ Nương trong truyện cổ tích "Vợ chàng Trương" ? Dụng ý của tác giả Nguyễn Dữ như thế nào qua điểm khác biệt đó ?

2 câu trả lời

Chuyện người con gái Nam Xươngsáng tác dựa trên truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nhưng qua sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, tư tưởng truyện đã không còn như “nguyên bản”. Để xây dựng tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mang một ý đồ riêng như thế, với truyện cổ tích Vợ chàng Trương, Nguyễn Dữ đã thay đổi, thêm bớt một cách công phu và đầy dụng ý trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Sau đây, xin so sánh hai tác phẩm trên từng phương diện một.

I. Về phương diện nội dung

1. Mối quan hệ hôn nhân

a. Chồng:

Ở truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nhân vật Trương Sinh được giới thiệu:Trương Sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ, nhưng vợ chàng thường giữ gìn khuôn phép nên không có chuyện gì xảy ra.Vợ chồng hương đượm lửa nồng chưa được bao lâu thì bỗng nghe tin chốn biên thùy có giặc, chồng vâng lệnh quan phải từ giã mẹ và vợ đi lính thú

Qua cách giới thiệu này, ta thấy tác giả dân gian chỉ nói đến nhân vật Trương Sinh có đặc điểm hạn chế thường thấy của đàn ông là hay có tính ghen tuông và thường hay xét nét vợ mình, ngoài ra chàng không hề có một “ưu điểm” nào. Theo quan điểm Nho giáo cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì việc Vũ Thị Thiết gặp một người chồng như thế cũng không có gì gọi là may mắn. Xây dựng kiểu nhân vật có mỗi đặc điểm đơn điệu như thế, phải chăng tác giả dân gian chỉ dùng nó cho mục đích dẫn dắt tính tất yếu của bi kịch ghen tuông sau này?

Nhưng ở Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật Trương Sinh xuất hiện đầy đủ các mặt ưu và nhược điểm: Chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra triều đình bắt đi lính đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.

Về ưu điểm, đó là chàng biết chọn vợ (mến vì dung hạnh) và sống có khuôn phép, tôn trọng mẹ (xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về). Và điều quan trọng, chàng Trương thuộc gia đình dòng dõi, phong lưu (con nhà hào phú). Còn nhược điểm, thứ nhất, cũng giống như truyệnVợ chàng Trương, Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Điều này thuộc bản tính tự nhiên, thường tình, rất người. Thứ hai, chàng không có học. Tuy không có học nhưng qua cách tìm vợ và phép tắc với mẹ, ta thấy chàng không phải không biết cách xử sự. Dù rằng, Trương Sinh không thật hoàn hảo, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, với Vũ Nương, nàng lấy được tấm chồng như thế cũng là quá may mắn. Hãy đặt trong sự so sánh với người phụ nữ cùng thời, nàng còn hơn bao kẻ khác. Biết bao người phụ nữ gặp hoàn cảnh đắng cay vẫn phải cắn răng mà chịu đựng:

- Bồng bồng cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòng

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.

- Bữa cơm múc nước rửa râu

Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm

Đêm đêm dắt cụ đi nằm

Than thân phận gái ôm lưng lão già

Ông ơi, ông buông tôi ra

Kẻo người ta thấy, người ta chê cười.

(Ca dao)

Như thế, tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng Trương Sinh vẫn có nhiều ưu điểm của người chồng để đáng được trân trọng. Thêm vào những chi tiết đề cao thế mạnh của chàng Trương như thế, hẳn Nguyễn Dữ có dụng ý riêng trong việc xây dựng nhân vật của mình.

Chuyện người con gái Nam Xươngsáng tác dựa trên truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nhưng qua sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, tư tưởng truyện đã không còn như “nguyên bản”. Để xây dựng tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mang một ý đồ riêng như thế, với truyện cổ tích Vợ chàng Trương, Nguyễn Dữ đã thay đổi, thêm bớt một cách công phu và đầy dụng ý trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Sau đây, xin so sánh hai tác phẩm trên từng phương diện một.

I. Về phương diện nội dung

1. Mối quan hệ hôn nhân

a. Chồng:

Ở truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nhân vật Trương Sinh được giới thiệu:Trương Sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ, nhưng vợ chàng thường giữ gìn khuôn phép nên không có chuyện gì xảy ra.Vợ chồng hương đượm lửa nồng chưa được bao lâu thì bỗng nghe tin chốn biên thùy có giặc, chồng vâng lệnh quan phải từ giã mẹ và vợ đi lính thú

Qua cách giới thiệu này, ta thấy tác giả dân gian chỉ nói đến nhân vật Trương Sinh có đặc điểm hạn chế thường thấy của đàn ông là hay có tính ghen tuông và thường hay xét nét vợ mình, ngoài ra chàng không hề có một “ưu điểm” nào. Theo quan điểm Nho giáo cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì việc Vũ Thị Thiết gặp một người chồng như thế cũng không có gì gọi là may mắn. Xây dựng kiểu nhân vật có mỗi đặc điểm đơn điệu như thế, phải chăng tác giả dân gian chỉ dùng nó cho mục đích dẫn dắt tính tất yếu của bi kịch ghen tuông sau này?

Nhưng ở Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật Trương Sinh xuất hiện đầy đủ các mặt ưu và nhược điểm: Chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra triều đình bắt đi lính đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.

Về ưu điểm, đó là chàng biết chọn vợ (mến vì dung hạnh) và sống có khuôn phép, tôn trọng mẹ (xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về). Và điều quan trọng, chàng Trương thuộc gia đình dòng dõi, phong lưu (con nhà hào phú). Còn nhược điểm, thứ nhất, cũng giống như truyệnVợ chàng Trương, Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Điều này thuộc bản tính tự nhiên, thường tình, rất người. Thứ hai, chàng không có học. Tuy không có học nhưng qua cách tìm vợ và phép tắc với mẹ, ta thấy chàng không phải không biết cách xử sự. Dù rằng, Trương Sinh không thật hoàn hảo, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, với Vũ Nương, nàng lấy được tấm chồng như thế cũng là quá may mắn. Hãy đặt trong sự so sánh với người phụ nữ cùng thời, nàng còn hơn bao kẻ khác. Biết bao người phụ nữ gặp hoàn cảnh đắng cay vẫn phải cắn răng mà chịu đựng:

- Bồng bồng cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòng

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.

- Bữa cơm múc nước rửa râu

Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm

Đêm đêm dắt cụ đi nằm

Than thân phận gái ôm lưng lão già

Ông ơi, ông buông tôi ra

Kẻo người ta thấy, người ta chê cười.

(Ca dao)

Như thế, tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng Trương Sinh vẫn có nhiều ưu điểm của người chồng để đáng được trân trọng. Thêm vào những chi tiết đề cao thế mạnh của chàng Trương như thế, hẳn Nguyễn Dữ có dụng ý riêng trong việc xây dựng nhân vật của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm