Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong bài thơ đi trong hương tràm
1 câu trả lời
1. Phép điệp là một phương thức ngữ nghĩa. Ở đây, người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ, ngữ. Phép điệp có cơ sở quy luật tâm lí, một vật kích thích nhiều lần sẽ làm cho người ta chú ý. Khác hẳn với sự trùng lặp vô ích, không có ý thức, phép điệp là một sự lặp lại nghệ thuật để đem đến cho tác phẩm những hiệu quả nghệ thuật độc đáo, là cái mà người ta thường gọi là "vẻ đẹp lặp lại" (phản phúc mĩ) hay "vẻ đẹp đi về" (lai phúc mĩ). Mặc dù lặp lại nhưng theo diễn tiến thời gian nên phép điệp vẫn đem đến cho người đọc những ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến. Phép điệp có tác dụng làm nổi bật và phát triển nội dung trình bày, tình cảm biểu hiện hoặc đối tượng miêu tả. 2. Thơ thiên nhiên đời Trần phần lớn được sáng tác theo thể Đường luật mà số lượng các bài tứ tuyệt chiếm đa số. Từ sự thống kê các thể thơ trong Nam Ông mộng lục, Nguyễn Đăng Na đã kết luận: "Từ bảng thống kê, sơ bộ ta có thể kết luận rằng, thời Trần người ta thích sáng tác thơ tứ tuyệt hơn thơ bát cú" [3, 188]. Một thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong thơ tứ tuyệt là phép điệp. Nguyễn Sỹ Đại trong Một số đặc trưng nghệ thuật thơ
tứ tuyệt thời Đường đánh giá rằng: "sự lặp lại với thơ bát cú là điều kiêng kị thì thơ tứ tuyệt coi đó là một thủ pháp nghệ thuật được ưa chuộng" và "sự lặp lại ở ngũ ngôn lại thường thấy hơn ở thất ngôn" [5]. Như vậy, có thể nói việc tận dụng phép điệp là một ưu thế nghệ thuật của thơ tứ tuyệt. Nó phản ánh một kiểu lựa chọn ngôn từ thỏa mãn được những yêu cầu cụ thể xuất phát từ đặc trưng thể loại, bởi một thể loại ngắn "Li thủ tức vĩ, li vĩ tức thủ" (Rời đầu là chạm đuôi, lìa đuôi là chạm đầu) như tứ tuyệt, sẽ làm người đọc khó giữ lại những ấn tượng đặc sắc. Để khắc phục nhược điểm đó các nhà thơ đời Trần đã sử dụng phép điệp với dụng ý khắc sâu hình tượng nghệ thuật vào tâm trí độc giả. Đọc bài Cúc hoa bách vịnh của Trương Hán Siêu (kì IV): Khứ niên kim nhật hữu hoa đa, Đối khách sầu vô tửu khả xa. ......................... * Chúng tôi quan niệm: thơ thiên nhiên là những bài thơ được gợi hứng trực tiếp từ những hình ảnh thiên nhiên. Thơ thiên nhiên đời Trần tập trung vào ba mảng: Thơ thiên nhiên thể hiện cảm hứng thế sự, cảm hứng công dân và cảm hứng Thiền.