hiện nay khoa học kỹ thuật đã cho con người đoán về bão khá chính xác, vậy kinh nghiệm " trông ráng đoán bão " của dân gian còn tác dụng không?

2 câu trả lời

Xưa kia, trong lời ru con, người mẹ cũng có thể dạy con nhận biết thiên văn từ thuở còn trong nôi: "À ơi… Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm/ Con ơi nhớ lấy câu này/ Đông Nam có chớp chéo nhau, thấp sát mặt biển hôm sau bão về".

Còn cách nói dân gian: "Mống bên Đông, cầu vồng bên Tây không mưa dây cũng bão giật". (Mống là đám mây đùn lên từ phía Đông, quan sát lúc sáng sớm khi mặt trời sắp mọc)… Hay là: "Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy. Cơn đằng Tây vừa cày vừa ăn". (Ý nói trời động mưa đằng Đông sẽ đến rất nhanh và to, còn trời động mưa phía Tây thì ít khi xảy ra mưa lớn".

Người xưa còn quan sát các hoạt động của sinh vật để dự đoán thời tiết: "Kiến đắp thành thì bão/Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa". Bởi kiến là côn trùng sống bầy đàn, chúng rất nhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết, chúng tìm cách trốn, tránh và biểu hiện ra ngoài cho chúng ta nhận thấy được như câu ca trên.

Cũng giống như kiến, loài ong cũng sống bầy đàn và rất có tổ chức. Chúng cảm nhận tốt về thời tiết, do vậy, khi chúng không bay đi hút mật mà chỉ lấp ló ở cửa tổ là chắcchắn có mưa bão bởi chúng cảm nhận sự nguy hiểm của bão sắp đến gần.

Ngư dân ven biển lại có cách nhận biết bão sắp xảy ra bằng quan sát con sứa. Loài sứa biển khi bơi dạt vào bờ từng đám một cách không bình thường, đấy là báo hiệu có những trận bão đã hình thành cách nó cả nghìn km. Khoa học tiên tiến ngày nay cũng đã chứng minh điều đó.

ko còn tác dụng

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên. Các cụ đã tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để lại cho cháu con một kho tàng đồ sộ về dự báo thời tiết nói chung, đặc biệt là kinh nghiệm dự báo bão.

Cha ông ta xưa có câu: “Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” để nhắc nhở cháu con theo dõi sát sao thời tiết, yếu tố tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người.

Bão là hiện tượng tự nhiên và là thiên tai nguy hiểm có thể tàn phá môi trường sống, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản và tính mạng của con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, đánh bắt thủy sản và hàng hải.

Trải qua bão giông, các cụ ta tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm để nhận biết, phán đoán sự hình thành của bão. Ngày nay, bằng phương tiện kỹ thuật tiên tiến như phân tích ảnh mây vệ tinh… các nhà khoa học đã chứng minh nhiều kinh nghiệm quan sát tự nhiên bằng mắt thường của các cụ ta là có cơ sở khoa học!

Bởi những kinh nghiệm dân gian chủ yếu dựa vào những thay đổi trạng thái của mây, mặt nước và những biểu hiện khác thường trong hoạt động sống của một số sinh vật như chim én, chuồn chuồn, ếch, nhái...

Những kinh nghiệm quan trắc bằng mắt thường như nhìn trời lúc rạng đông, hoàng hôn, nhìn cây, lá, mặt nước…, ví dụ như: "Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì gió, ráng đỏ thì mưa" (ráng ở đây là loại mây do sự khuếch tán có màu sắc) hoặc măng tre mọc chui đầu vào giữa khóm, lá cây cỏ ống có ngấn đầu lá thì sẽ có bão xảy ra…

Ngoài ra, các cụ còn tổng kết hiện tượng thiên văn thành câu ca. Những kinh nghiệm ấy đã được khoa học hiện đại ngày nay kiểm chứng, đúng đến… chín mươi chín phần trăm! Chỉ có điều, hiện nay, môi trường đang bị hủy hoại, văn hóa đọc không còn được tôn trọng, văn hóa truyền khẩu bị thất truyền cộng với nhiều hiện tượng tự nhiên dần mất đi, do vậy, việc truyền lại kinh nghiệm phòng tránh bão cũng ngày một mai một.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước