Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về thê hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ => Gợi ý liên hệ với bài Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Chú ý:Không copy đoạn văn trên mạng Mình cảm ơn nhiều ạ.

1 câu trả lời

Có lẽ ai trong chúng ta đã từng ít nhất một lần được nghe kể vễ sự khốc liệt của kháng chiến chống Mĩ. Không ai nghĩ rằng một đất nước nhỏ bé hơn và lạc hậu hơn Mĩ lại có thể giành chiến thắng nhưng dân tộc ta đã làm được. Để tạo nên lịch sử đầy tự hào đó tất nhiên không thể thiếu sự hi sinh to lớn của những thế hệ trẻ thời bấy giờ. Trong tác phẩm " những ngôi sao xa xôi" của Minh Khuê ta có thể thấy được sự khốc liệt của chiến tranh cũng như sự can đảm của Thao, Nho, và Phương Định. Họ là những cô gái còn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc mà rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sự mất mát chỉ diễn ra trong gang tấc. Không chỉ ba cô gái ấy mà biết bao thế hệ thanh niên quyết định hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếc máu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp đó là giải phóng tổ quốc. Trong chiến đấu, ba con người ấy đều có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việ, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh. Mặc dù luôn phải đối mặt với bom rơi đạn nổ và bất cứ lúc nào cũng có thể hi sinh nhưng để con đường được thông suốt các cô luôn sẵn sàng cho việc ra trận. Chỉ cần có lệnh thì họ có thể lên đường bất cứ lúc nào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình : "tôi một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới cái chân hầm ba-ri-e cũ". Đối mặt với hiểm nguy, các cô cũng nghĩ đến cái chết nhưng là "một cái chết mờ nhạt không cụ thể" quan trọng là "liệu mìn có nổ, bom có nổ không?". Cuộc sống ở chiến trường luôn bị nguy hiểm bao quanh nhưng sự nguy hiểm ấy lại không phải nỗi sợ của họ, nỗi sợ của họ chính là làm nhiệm vụ thất bại làm liên lụy đồng đội và không giúp ích được gì cho tổ quốc. Không một thế hệ trẻ nào thời bấy giờ không trăn trở về hiện tại khốc liệt nhưng cũng không một ai thiếu đi sự khát vọng về mai sau. Đứng trước cái chết nhưng vẫn vô cùng bình thản, các cô không khom lưng rụt rè mà thẳng lưn bước tới những quả bom chưa nổ một cách đường hoàng như thể họ đã đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng của mình. Trong một lần phá bom Nho đã bị sập hầm, đất cát phủ kín lên người, rất đau nhưng cô không hề rên la để tránh cho đồng đội phải lo lắng.  Hay sự bình tĩnh đến phát bực của chị Thao khi thấy tháy máy bay địch đến nhưng vẫn thong thả nhai bánh quy. Và cả nhiệm vụ phá bom mang tính chất nguy hiểm đến tính mạng rất cao, cô cảm thấy ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo cô đang động viên và khích lệ cô. Lòng tự trọng của họ đã chiến thắng cả bom đạn. Chẳng có nỗi sợ nào hơn nỗi sợ mất nước, thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ hiểu rõ điều đó, chính vì thế mà cho dù có hi sinh tính mạng họ cũng quyết bảo vệ tổ quốc cho bằng được. Đó là nét đẹp của con người thời chiến với lí tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước