hãy trình bày nguyên lý hoạt động của mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển đèn và cho biết ứng dụng của nó trong thực tế

1 câu trả lời

Mạch điện 2 công tắc 3 cực là mạch điện thông dụng, thường dùng để điều khiển đèn cầu thang. Tuy là mạch điện thường gặp nhưng với bạn đọc chưa có kinh nghiệm và lắp đặt lần đầu hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn trong gia đình.

Tìm hiểu công tắc 3 cực

Công tắc 3 cực là thiết bị điện rất phổ biến. Nó được sử dụng trong các công trình từ nhà ở dân dụng cho đến các công trình công nghiệp. Thông thường, công tắc điện 3 cực được lắp đặt trong mạch điện cầu thang với 1 cực chung đầu vào và 2 cực đầu ra.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn

Phân biệt công tắc 2 cực và công tắc 3 cực

Bên cạnh công tắc 3 cực, công tắc 2 cực cũng là thiết bị điện thường gặp. Công tắc 2 cực và 3 cực khác nhau ở đặc điểm cấu tạo như sau:

  • Công tắc 2 cực: bộ phận tiếp điện có hai chốt gồm 1 tĩnh và 1 động, dùng để đóng cắt 1 dây dẫn
  • Công tắc 3 cực: bộ phận tiếp điện có ba chốt gồm 2 tĩnh và 1 động, dùng để chuyển dòng điện.

Hướng dẫn lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn

Sơ đồ nguyên lý mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn

Qua sơ đồ trên, bạn đọc có thể thấy:

  • Cực thứ nhất của hai công tắc được nối với nhau, tương tự với cực thứ hai của hai công tắc
  • Cầu chì, hai công tắc và đèn được mắc nối tiếp
  • Công tắc sẽ bật hoặc tắt đèn ở hai nơi khác nhau
  • Về nguyên lý hoạt động của mạch, khi hai công tắc ở cùng một vị trí (1-1 hoặc 2-2) thì khi đó mạch điện sẽ kín và đèn sẽ sáng. Khi hai công tắc ở vị trí đối nhau (1-2 hoặc 2-1) thì mạch hở, lúc này đèn sẽ không sáng.

Sau khi nắm rõ nguyên lý hoạt động của sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn, mời bạn đọc cùng xem sơ đồ lắp đặt của mạch điện cầu thang sau:

Cách đấu mạch điện cầu thang

Các thao tác đấu mạch điện cầu thang mặc dù không quá phức tạp. Nhưng bạn vẫn nên tuân thủ lần lượt theo các bước để đảm bảo an toàn cho mình khi tham gia lắp đặt.

Chuẩn bị vật dụng

Trước khi tiến hành đấu điện cho đèn cầu thang, bạn đọc cần chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Cầu chì: là thiết bị có tác dụng bảo vệ mạng điện khi xảy ra các sự cố gây chập mạch. Để lựa chọn được loại cầu chì phù hợp, ta căn cứ vào công suất của đèn. Ví dụ: Bóng đèn có công suất 50 – 100W lựa chọn loại cầu chì 1A là phù hợp.
  • Công tắc 3 cực: trong các mạch điện cầu thang, công tắc 3 cực sẽ gồm 1 cực chung đầu vào và 2 cực đầu ra. Cùng một thời điểm chỉ có một cực đầu ra được nối thông với cực vào.
  • Bóng đèn: là thiết bị chiếu sáng, lựa chọn bóng đèn compact hoặc bóng đèn led sẽ giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo tuổi thọ kỹ thuật cao hơn là bóng đèn sợi đốt.

Sơ đồ mạch điện cầu thang

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

5 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước