hãy thiết kế một timeline về quá trình hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919 - 1925).

2 câu trả lời

T6/1919

Gửi tối hậu thư Vec-xai "Bản yêu sách của nhân dân An Nam: đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam.Như một "hồi chuông" thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân ta  như một "quả bom nổ chậm" làm cho kẻ thù khiếp sợ.

T7/1920

Nguyễn Ái Quốc đọc "Sơ khảo lần I những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin.Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Từ đó người hoàn tin Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ III.

T12/1920

Người tán thánh Quốc tế thứ III của Lênin. Tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.Đánh dấu bứt ngoặc trong quá trình hoạt động cách mạng của mình tù chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác - Lênin.1921Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết nhiều bài báo "Người cùng khổ", "Đời sống công nhân", "nhân đạo",...

- Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức truyền bà chũ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc đến các dân tộc thuộc địa.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân đứng dậy đấu tranh.

T6/1923

Dự hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin qua những bài báo "Sự thật" và "Thư tín" .

1924

Dự đại hội Quốc tế cộng sản lần V.Tại đây người trình bày tham luận nêu rõ quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ của cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc.T6/1925Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.Chuẩn bị về mặc tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin.


Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ngày 18/6/1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Véc xây (18-21/6/1919) để giải quyết các vấn đề của chiến tranh. Khi đó, cũng như nhiều người, nhiều dân tộc “từng bị mê hoặc bởi những tuyên bố rộng rãi về quyền tự quyết của các dân tộc” của Tổng thống Hoa Kỳ, thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo bản Yêu sách của nhân dân An Nam (bản Yêu sách tám điểm) gửi tới Hội nghị Véc xây. Bản Yêu sách tám điểm, trong có điểm nổi bật là “đòi Chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam”. Dưới bản Yêu sách tám điểm ký tên Nguyễn Ái Quốc, tuy không được chấp nhận nhưng Bản yêu sách của Người được xem là điểm khởi đầu của một hành trình đấu tranh cách mạng và điểm khởi đầu đó đã gây chấn động nước Pháp và thế giới. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển thể bản Yêu sách tám điểm qua thể thơ lục bát và song thất lục bát với tên gọi Việt Nam yêu cầu ca.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp. Tại đây, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Sau khi trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục lao động kiếm sống và hoạt động trong phong trào giải phóng dân tộc các thuộc địa, phong trào công nhân, học tập, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu kinh nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới. Đặc biệt, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Người đã nhận thấy “chỉ có cách mạng Nga là thành công đến nơi” vì đem lại quyền lợi cho đông đảo quần chúng công nông. Nguyên nhân chính đưa tới sự thành công của cách mạng Tháng Mười Nga là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bônsêvích do Lênin đứng đầu.

Từ năm 1921-6/1923, Nguyễn Ái Quốc tham gia nhiều hoạt động: thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ. Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp sang Đức và thành phố Xanhpêtécbua (Liên Xô) ngày 30/6/1923.

Từ tháng 7/1923-10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham dự Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, vào tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên (21/6/1925) - tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành tác phẩm Đường Kách mệnh, được xuất bản vào năm 1927; phát hành với số lượng lớn về Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã khẳng định: Cách mạng trước tiên cần có Đảng Cách mạng. Đảng có vững cách mạng mới thành công. Cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Do đó, cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi trước tiên phải xây dựng được một Đảng cách mạng vững mạnh. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt, trong Đảng ai cũng phải học, ai cũng phải theo. Nguyễn Ái Quốc còn phát hiện ra rằng, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc là động lực lớn của phong trào giải phóng dân tộc và Đảng Cộng sản là đội tiền phong cách mạng của giai cấp và dân tộc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm