Hãy nêu thủ đô Địa hình Thế mạnh của 11 quốc gia đông nam á Xin cảm ơn
2 câu trả lời
Việt Nam
- Thủ Đô: Hà Nội
- Diện tích: 331.210.
- Dân số: 92.571.000.
- Có vị trí nằm trên bán đảo Đông dương. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông.
Lào
- Thủ đô: Vientiane
- Diện tích : 236.800.
- Dân số: 6.557.000
- Có vị trí trên bán đảo Đông Dương. Phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.
Campuchia
- Thủ đô: Phnom Penh
- Diện tích: 181.035
- Dân số: 15.561.000
- Có vị trí trên bán đảo Đông Dương. Giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.
Thái Lan
- Thủ đô: Băng Cốc
- Diện tích 513.120.
- Dân số 65.236.000.
- Có vị trí trên bán đảo Đông Dương. Phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Myanma
- Thủ đô: Naypyidaw
- Diện tích: 676.000.
- Dân số: 51.419.000.
- Có vị trí trên bán đảo Đông Dương. Biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biền giáp với vịnh Bengal và biển Andaman.
Malaysia
- Thủ đô: Kuala Lumpur
- Diện tích: 329.847.
- Dân số: 30.034.000
- Vị trí nằm ở bán đảo Mã Lai. Biên giới trên bộ với Thái Lan, Indonesia, và Brunei, trong khi có biên giới trên biển với Singapore, Việt Nam, và Philippines.
Indonesia
- Thủ đô: Jakarta
- Diện tích: 1.904.569.
- Dân số: 251.490.000
- Vị trí Biên giới trên đất liền với Papua New Guinea, Đông Timor và Malaysia, ngoài ra giáp các nước Singapore, Philippines, Úc, và lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ.
Philippines
- Thủ đô: Manila
- Diện tích: 342.353.
- Dân số 101.649.000.
- Vị trí là khu vực không giáp đất liền với bất kỳ quốc gia nào. Philippines cách Đài Loan qua eo biển Luzon ở phía bắc; cách Việt Nam qua biển Đông ở phía tây, cách đảo Borneo qua biển Sulu ở phía tây nam, và các đảo khác của Indonesia qua biển Celebes ở phía nam; phía đông quốc gia là biển Philippines và đảo quốc Palau.
Singapore
- Thủ đô: Singapore
- Diện tích: 724.
- Dân số: 5.554.000
- Vị trí Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore tách biệt với Malaysia bán đảo qua eo biển Johor ở phía bắc, và tách biệt với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam.
Brunei
- Thủ đô: Bandar Seri Begawan
- Diện tích: 5.765.
- Dân số: 453.000
- Vị trí: Có chủ quyền nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á.
Timor Leste
- Thủ đô: Dili
- Diện tích: 14.874.
- Dân số: 1.172.000
- Vị trí: gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia.
I. TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
+Vị trí địa lý là giao điểm của con đường giao thông quốc tế từ Bắc xuống Nam từ Đông sang Tây là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương lục địa Á -Âu và Úc dẫn đến thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ giao lưu buôn bán quốc tế Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+Hệ thống sông ngòi dày đặc sông Mê Kông sông Hồng song ca nam xong đi ra đi Phan Văn Tạo nên những vùng đồng bằng hàm lượng phù sa cao.... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư sinh tụ phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+Khí hậu gió mùa khí hậu nóng ẩm mưa nhiều làm cho Huệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng nhiệt độ cao độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cây cối quanh năm xanh tốt phát triển nông nghiệp người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+Biển:vừa là là đường giao thông quan trọng vừa là nguồn cung cấp Tài Nguyên Như hải sản khoáng sản.... là điều kiện để phát triển các ngành công kinh tế biển như khai thác dầu mỏ đánh bắt nuôi trồng thủy sản giao thông biển và du lịch biển
Hãy nêu thủ đô
$\longrightarrow$ Việt Nam : Hà Nội
Thái Lan : Bang Kốc
Lào : Viên Chăn
Campuchia : Phnôm Pênh
Myanmar : Naypyidaw
Maylasia : Kuala Lumpur
Singapore : Singapore
Indonesia : Jakarta
Philippin : Manila
Brunei : Bandar Seri Begawan
Timor Leste : Dili
Địa hình
$\longrightarrow$ Phần đất liền:
Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông.
Phần hải đảo:
Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
Thế mạnh của 11 quốc gia đông nam á
$\longrightarrow$ - Vị trí địa lí:
Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.
Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
- Sông ngòi:
Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.
Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
- Khí hậu:
Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.
Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
- Biển:
Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).
Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.
Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.