Hãy nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu qua bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh (ko chép mạng)
2 câu trả lời
=
Tuổi thơ là những bầu trời kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên.Đối với xuân quỳnh cũng vậy ,những kỉ niệm đó gắn liền với nữ nhà văn.Đặc biệt trong dòng tuổi thơ đó hình ảnh ng bà cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc
Trong một buổi trưa hè kgi ng chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ thì chợt nghe thấy tiếng gà kêu.Những âm thanh quen thuộc đã gợi cho ng chiến sĩ về tuổi thơ đẹp đẽ.Từ hình ảnh khơi nguồn đó ,trong tâm hồn ng chiến sĩ chợt hiện lên hình ảnh ng bà thân yêu.3 khổ thơ ,ta thấy bà ko đc khắc họa trực tiếp về ngoại hình mà chủ yếu tập trung vào tính cách.Trước hết đó là ng bà rất quan tâm đến cháu,bà luôn ở bên cháu bảo ban,nhắc nhở cháu .Lời mắng yêu của bà sao mà gần gũi ,t/cảm thân thương thế
''gà đẻ mà m nhìn kẻo sau này lang mặt''
Trong con mắt của bà hiện lên thật dung dị vs bt bo phảm chất tốt đepj.đó là ng bà taanf tảo,chịu thương chịu khó trong cảnh nghèo nhưng luôn cố gắng chắt chiu dành những điều tốt đẹp nhất cho cháu
''tiếng gà trưa...gà mái ấp''
Đó là hành động mong ước rất đời thường của bà để dành những niềm vui tuổi thơ cho cháu,đó là những bộ quần áo khi tết đến xuân về,trong kí ức tuổi thơ cháu vẫn nhớ như in cái quaanf chéo go hay cái áo trúc bâu.Thán từ ''ôi''cho ta tháy niềm xúc động vô bờ trong lòng ng chiến sĩ khi nhận được những bộ quần áo đó.Lúc đó mới thấy đc cái quàn chéo go,cái áo trúc bâu quý lắm vì nó mang sự tần tảo,thấm đượm t/yêu thương của bà .h/ảnh rát đỗi mộc mạc ,giản dị aays cho ta cảm nhận đc cả một bầu trời tuổi thơ rất bình dị,êm ả của cháu
Như vậy vs những h/ảnh thơ mộc mạc mà giàu sức gợi vs điệp ngữ và cách biểu cảm trực tiếp xen lẫn gián tiếp....đoạn thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng,đằm thắm của tủi thơ.qua đó cảm nhận đc tình bà cháu là tình cảm rất đỗi thiêng liêng.Bà rất yêu thương,quan tâm ,lo lắng cho cháu.Còn cháu thì yêu thương ,biết ơn,kính trọng bà
Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao niềm xúc động này. Đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Những tình cảm về người bà trong trái tim người cháu hiện lên qua âm thanh tuổi thơ “tiếng gà nhảy ổ”. Chính âm thanh bình dị, mộc mạc ấy đã vẽ đường dẫn lối cho người lính trẻ trở về những ngày tháng tuổi thơ ấm êm bên bà.
Người bà kính yêu ấy hiện lên qua những mảnh ghép trong kí ức chàng lính trẻ tuổi. Đó là kỉ niệm ngây ngô của một đứa trẻ tò mò xem gà đẻ trứng. Lời mắng đầy yêu thương và quan tâm của bà “Rồi sau này lang mặt” khiến cậu bé phải thổn thức lo âu. Tuy lời bà không mĩ miều, nhưng sự quan tâm, dạy dỗ thì luôn đong đầy.
Người bà trong bài thơ là một người bà nông dân nghèo khó. Hình ảnh cái quần chéo go, cái ống rộng quét đất, cái áo cánh chúc bâu đã in sâu vào tâm trí người cháu. Cùng bàn tay khum khum soi từng trái trứng một. Hành động ấy ấp ủ cho cậu bé cả một bầu trời vui vẻ, mơ ước với những chiếc áo quần mới mặc Tết. Sự chắt chiu, yêu thương giàu đức hi sinh ấy của bà mới mộc mạc, thắm thiết làm sao.
Chính vì lẽ đó, mà người cháu luôn yêu thương, kính trọng người bà. Cậu luôn giữ trong mình một tình yêu thương tha thiết về bà, về quê hương, về hậu phương. Chính tình cảm thuần túy ấy đã thôi thúc chàng chiến sĩ trẻ mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn để chiến đấu nơi biên giới.
Tình cảm bà cháu quá những vần thơ tinh tế đã thôi thúc mỗi chúng ta thêm trân quý hạnh phúc gia đình, trân quý những người bà giàu đức hy sinh thầm lặng.