hãy làm một bài văn tả về cuộc sống của Thành và Thủy sau này ( ngữ văn 7)

2 câu trả lời

DÀN BÀI THAM KHẢO: bài văn tả về cuộc sống của Thành và Thủy sau này

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do viện khoa học giáo dục và tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

- Giới thiệu về cảnh ngộ của hai anh em: anh em Thành và Thủy phải chia xa vì bố mẹ li hôn.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh hai anh em Thành và Thủy gặp nhau:

- Thời gian: khi 2 anh em đã lớn

- Không gian: căn nhà ngày xưa của gia đình

b. Hoàn cảnh hiện tại

- Thủy: không được tới trường từ ngày bố mẹ chia tay, em giờ là cô bán hoa quả ở chợ

- Thành: được học hành và vào Đại học nhưng lúc nào anh cũng không vui vì chuyện của quá khứ và thương em gái của mình

c. Hai anh em ngồi ôn lại kỉ niệm của ngày xưa

- Hai anh em nhớ lại những kỉ niệm đã có cùng nhau:

+ Thủy mang kim ra tận sân vận động vá áo cho anh.

+ Thành giúp em học, chiều nào cũng đến đón em về.

- Khi chia đồ chơi, tình cảm yêu thương và sự gắn bó của hai anh em càng thể hiện rõ:

+ Chia đồ chơi, Thành nhường hết cho em.

+ Thủy thương anh, “không có ai gác đêm cho anh ngủ nên nhường lại cho anh con vệ sĩ”.

⇒ Thành và Thủy rất mực gần gũi, quan tâm, yêu thương và sẵn sàng chia sẻ cùng nhau.

- Tâm trạng của Thành và Thủy khi biết tin hai anh em sắp phải xa nhau:

+ Thủy: bất giác run lên bần bật, kinh hoàng và tuyệt vọng, khóc cả đêm, mất hồn, loạng choạng, không cho chia rẽ hai con búp bê, buồn thăm thẳm.

+ Thành: cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suốt, ướt dầm cả gối và hai cánh tay áo, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ.

⇒ Hai anh em đau khổ, ngậm ngùi trước nỗi đau chia xa.

d. Ao ước của anh em Thành và Thủy:

- Mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

- Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải rời xa nhau.

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật:

+ Nội dung: ca ngợi tình cảm anh em, tình cảm gia đình thắm thiết. Đồng thời, phản ánh hiện tượng xã hội: li hôn và hậu quả của nó

+ Nghệ thuật: cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, kết hợp giữa quá khứ và hiện tại.

- Cảm nhận của bản thân về văn bản: gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.

trong bài CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ bài văn nói lên tình cảm anh em của Thành và Thủy. Họ chẳng muốn xa nhau nhưng tạo hóa chớ trêu cho 2 anh em phải chịu cảnh tàn khóc là cha mẹ ly hôn 2 anh em cách xa nhau mỗi người 1 nơi anh em chia xa có thể chẳng bao giờ gặp nhau nữa. Thật tội cho những đứa trẻ đáng thương.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước