Hãy định hướng tìm hiểu văn bản sang thu (hữu thỉnh) giúp với ạ

1 câu trả lời

Bạn tham khảo nhé:

Tìm hiểu văn bản "Sang Thu" của "Hữu Thỉnh"

1. Cảm nhận tinh tế của tác giả trước những tín hiệu thu và trong không gian gần và hẹp ( khổ 1 )

a) Tín hiệu thu về

- Trước hết, tác giả cảm nhận tín hiệu giao mùa bằng khứu giác

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"

+ Hương ổi: hương vị của những ngày chớm thu. Đó là hương thơm mộc mạc của làng quê đang tỏa trong không gian nơi vườn thơm ngõ xóm

+ Từ "phả": giàu sức gợi cảm ,nó vừa mang trong đó hơi ấm của tình cảm vừa thể hiện được sự tỏa vào trộn lẫn trong làn gió heo may hương thơm của ổi đang ở vào độ đậm nhất. Hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió gợi cho ta hình dung cụ thể hương ổi chín và sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương .

- Tiếp giáp là sự cảm nhận bằng xúc giác

+ "Gió se": là cơn gió heo may lành lạnh đủ để dậy cảm xúc ở trong ta khiến ta cảm giác thấy một chút dễ chịu, một chút lâng lâng lúc đổi  mùa

- Cảm nhận bằng thị giác

"Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

+ "Chùng chình": từ láy kết hợp hình ảnh nhân hóa khiến hạt xương sớm mai nhỏ li ti ấy như có tâm hồn, có cảm nhận riêng cũng nhẹ nhàng, thong thả, vương vít như cố ý chậm lại khi bước chân qua ngưỡng cửa của mùa thu

+ "Ngõ" : ở đây là ngõ thực của làng que nhưng có lẽ là con ngõ thông giữa hai mùa thu-hạ

b) Cảm xúc của nhà thơ

- "Bỗng": bất ngờ

-> "hình như" :mơ hồ,nhận ra mùa thu đã về

-> Bằng sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ chợt tìm được dáng hình của màu thu trong cái không gian còn sót lại của mùa hè. Vì thế nhà thơ không khỏi giật mình, bâng khâng, "bỗng nhận ra" ,"hình như". Đó là tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác mơ hồ, mong manh vè một mùa thu đã về từ lúc nào

Tóm lại: Băng tất cả các giác quan, khổ thơ nói lên những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương,gió), mờ ảo (sương chùng chình), nhỏ hẹp và gàn (ngõ)

2. Cảm nhận của tác giả trước những bước chuyển mùa của đất trời lúc hạ sang thu trong không ian dài và rộng ( khổ 2 )

"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"

a) Cảnh vật

- Thu san, dòng sông, bầu trời, cánh chim đều có sự thay sắc và chuyển mình

- "Sông được lúc dềnh dàng": đi qua mùa mưa bão, dòng sông trở lại vẻ êm đềm như vốn có. Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy "dềnh dàng" khiến dòng sông hiện lên thật hiền hòa. Nó  trôi một cách lững lờ vừa gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu nhưng dường như lại vừa gửi gắm trong đó một sự trầm tư, sâu lắng

- "Chim bắt đầu vội vã": Nghệ thuật nhân hóa và từ láy gợi ảm "vội vã" đã gợi lên hình ảnh những cánh chim gấp gáp, hối hả \bay về phương Nam để tránh rét khi cái lạnh sắp về

-> Tác giả khéo léo sử dụng cách diễn đạt "Sông được lúc dềnh dàn" và "bắt đầu vội vã" :cả hai cùng nói về thời gian nhưng "dược lúc" là thời điểm mà dòng sông như đã đợi sẵn từ âu, còn "bắt đàu" là diễn tả trạng thái khong đợi được trước của cánh chim trời. Bằng tâm hồn nhạy cảm của tác giả, ta thấy được bước chân của mùa thu không còn bảng lảng, mơ hồ như khổ 1 mão nét, sinh động

- Độc đáo nhất là hình ảnh

"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"

- Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình hai nửa của đám mây thuộc vè hai mùa. Không hẳn là vẻ đẹp của nắng cũng  chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa heo mà đó .là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa 

+ Nghệ thuật ẩn dụ và ngôn ngữ giàu chất tạo hình gợi một sự liên tưởng thú vị: đám mây trở thành nhịp cầu duyên dáng nối hai bờ của không gian và thời gian giữa hai mùa thu-hạ

+ Động từ "vắt" diễn tả đám mây có hình dáng mèm mại như dải lụa biết vắt nửa mình từ cuối hạ sang đầu thu -> giữa mùa hạ và mùa thu tựa hồ có ranh giới cụ thể, hiển hiện -> Phải tinh tế lắm, phải yêu thiên nhiên lắm Hữu Thỉnh mới nhận ra đước cái "vắt nửa mình" trong dáng mây đó

b) Cảm xúc của nhà thơ

- Từ cuối hạ sang đầu thu,đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Qua đó ta cảm nhận được nét trầm tư sâu lắng và tình cảm say sưa ngây ngất của tác giả trong thời khắc giao mùa

-> Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan , sự lien tương thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sàn thu

3. Cảm nhận thời tiết, cảnh vật lúc sang thu và suy ngẫm của nhà thơ

"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"

a) Thời tiết và cảnh vật

- Các từ "vẫn còn", "vơi dần", "bao nhiêu", "bớt" là những từ chỉ mức độ, nó diễn tả được sự biến chuyển của các hiện tượng thiên nhiên, hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn

- Không gian và cảnh vật hiện lên qua cảm nhận tinh tế và chính xác. "Vẫn còn bao nhiêu nắng" bởi nhạt dần chứ không chói chang, gay gắt như trước

- Sự thay đổi rõ nét nhất là mưa. Những cơn mưa trắng trời của mùa hạ không còn nữa. Nhường chỗ cho sự chuyển mùa ấy là vơi dần những cơn mưa

- "Sấm" vì ít mưa hơn lên sấm cũng không còn đủ sức gây bất ngờ cho hàng cây đứng tuổi. Ở đây ta hiểu sấm là hình ảnh mang ý nghĩa tả thực. Đó là một hiện tượng thiên nhiên. Sang thu, sấm cũng thư và nhỏ dần, không đủ sức lay động "hàng cây đứng tuổi" đã bao mùa thay lá

b) Suy ngẫm

- Hình ảnh ẩn dụ: Sấm mang ý nghĩa biểu tương cho giông tố, hàng cây đứng tuổi là biểu tượng cho sự từng trải, chín chắn của con người. Sau những bão táp của cuộc đời, những con người đứng tuổi đã quen với những vang động bất thường của cuộc sống thời trẻ thì sẽ không dễ gì bất ngờ nữa, con người trở nên sâu sắc hơn, vững vàng hơn

-> Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khâng cảm xúc, gợi bao nhiêu suy nghĩ về đời người lúc sang thu

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

9 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước