2 câu trả lời
Thời sơ khai này, người ra mới biết một đặc tính của chất siêu dẫn, đó là: nếu tuyển một dòng điện vào một mạch làm bằng chất liệu siêu dẫn thì dòng điện sẽ chạy trong đó mãi mà không suy giảm, vì nó không gặp một trở kháng nào trên đường đi, nghĩa là năng lượng điện không bị tiêu hao trong quá trình chuyển tải điện từ nơi này sang nơi khác.
Đây được coi như một dạng chuyển động vĩnh cửu trong điện năng. Đặc tính trên, được gọi là: Đặc tính riêng thứ nhất của chất siêu dẫn.
Đáp án:
Năm 1911, trong một lần thực hiện thí nghiệm với thủy ngân, nhà vật lý Hà Lan – Maoneis đã vô tình phát hiện ra khi ở nhiệt độ -269°C, thuỷ ngân sẽ có điện trở bằng không. Lúc này ông gọi đó là tính siêu dẫn.
Đến những năm 30 của thế kỷ XX, sau nhiều năm nghiên cứu không ngừng, các nhà khoa học đã tìm ra được một loại nguyên tố mới nếu cho vào các kim loại thuần khiết sẽ tạo được một loại hợp kim mà ở đó cường độ dòng điện và cường độ từ trường được tăng lên nhiều.
Giai đoạn năm 1930, các nhà khoa học Liên Xô bắt tay vào chế tạo hợp kim siêu dẫn có giới hạn từ trường đạt 2 tesla. Hai hợp kim siêu dẫn này gọi là hợp kim niobi – ziriconi, và hợp kim vanđi – gali.
Giai đoạn những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo được loại vật liệu siêu dẫn có từ trường đạt đến 10 tesla. Từ đó được ứng dụng rộng trong các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao như cộng hưởng từ hạt nhân, máy gia tốc, buồng bọt, máy phát điện… Thế nhưng một nhược điểm của vật liệu siêu dẫn chính là chỉ hoạt động hiệu quả ở điều kiện nhiệt độ rất thấp. Điều này khiến các kỹ sư đối mặt với nhiều thách thức như tốn nhiều chi phí để tạo nên môi trường có nhiệt độ.
Giai đoạn năm 1986, hai kỹ sư Muler và Bainos của công ty IBM Mỹ và Thụy Điển đã khám phá ra được oxit các kim loại lantan – bari – đồng có đặc tính siêu dẫn ở nhiệt độ tương đối cao ngay cả trong điều kiện phòng thí nghiệm.