giúp mình viết 2 đoạn văn này với ak 1. hãy viết đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của em về "tấm lòng" trong cuộc sống 2. viết đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của e về lòng yêu nước cuẢ nhân dân ta

2 câu trả lời

Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống với trong Tình và Nghĩa. Lời bình luận của ai đó làm người ta giật mình ... cái dụng ý hiển nhiên của tác giả bỗng chốc bị lật ngược, bị thay bằng một cách hiểu mới hoàn toàn khác. Quả thật, có lẽ hầu hết ai đọc bài thơ đều thấy khâm phục tác giả, bài thơ ý nhị, giàu ẩn ý nếu không nói là giàu ẩn ý một cách xót xa. Người sống với nhau như thế nào? Người sống với nhau như thế nào? Người sống với nhau như thế nào?

Lướt qua blog của những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn thấy blast là "Sống trên đời cần có một tấm lòng... để làm gì em biết không?... Để gió cuốn đi". Còn nhớ, cách đây mấy hôm, cũng dạo qua blog của một người bạn, lại là "Sống trên đời cần có một tấm lòng...". Và đọc được nhiều nơi nữa, nhiều người bạn của tôi cũng nhắc đến câu hát vốn rất thi vị đó. Tôi chợt nghĩ, dạo này con người ta sống có tình lắm, ai ai cũng nhắc nhở bản thân mình, nhắn gởi những người xung quanh là sống cần có tấm lòng. Cho dù tấm lòng đó, chưa cần biết để làm gì, có thể là để cho gió cuốn đi.

Tôi vốn cũng hay nghe nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng thú thật là nhiều khi không hiểu hết những ngôn từ của ông viết ra. Có lúc, tôi đọc những bài cảm nhận của người khác, nghe láng máng những người bạn giải thích cho tôi, tôi mới vỡ lẽ ra một điều rằng, à, té ra nó là như vậy. Nhiều lúc, tôi lại nghĩ, không hiểu có khi lại hay, nếu mọi thứ mà rõ ràng thì còn gì là lãng mạn nữa. Và tôi cũng đâm ra khoái những gì không hiểu, những gì mù mờ, như sương, như gió... chẳng hạn.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn luôn nhắc nhở bản thân là hãy sống có một tấm lòng, tấm lòng của ông, dành cho cái đẹp dành cho tình yêu, dành cho cuộc sống, dành cho tình bạn. Tôi chưa từng tiếp xúc với ông, có thể là chẳng hiểu chút gì về ông, nhưng đọc những bài viết, hồi ức có liên quan đến ông, tôi nghĩ ông là người tốt, và là người có tấm lòng lắm. Nhưng có thể cho tôi một chút nghi ngờ, cho dù đó là điều không muốn. Nhưng như một triết gia nói là "bạn có thể nghi ngờ mọi điều, nhưng bạn không được phép nghi ngờ rằng, bạn đang nghi ngờ". Như vậy, tôi có nghi ngờ thì cũng là lẽ thường của tự nhiên...

Tôi nói thế, nhưng không nghĩ là có chút hỗn nào với một bậc trưởng bối, với một nhạc sỹ nổi tiếng nhất nhì trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Tài năng và tấm lòng của ông đã được ông thể hiện qua những bản tình ca ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống và tình người, đã đi vào lòng người bao thế hệ người Việt Nam. Hầu hết những người bạn khi nhắc lại ông đều kính trọng, cảm phục và không một chút lăn tăn lợn cợn. Tôi cũng rất kính phục ông. Về phương diện là một con người, tôi tin, ông là người có tấm lòng...

Tôi biết từ sâu thẳm của con người luôn là hướng thiện và có tấm lòng rộng mở. Có thể vì một lý do nào đó làm cho họ ma quỷ dẫn lối đưa đường, chìm sâu vào những ham muốn tầm thường. Họ tự đánh mất mình từ bao giờ mà không hay.

Tối nay coi bộ phim Người Nhện 3, câu kết của bộ phim, làm cho tôi ấm lòng. Hãy nhớ là lúc bạn khó khăn, lúc bạn đau khổ, thì bạn vẫn luôn luôn có những lựa chọn. Và trong mọi cách lựa chọn, bạn vẫn luôn luôn chọn được con đường mà bạn trở lại là chính mình. Có khi lựa chọn đó trả giá bằng cả mạng sống như anh chàng Harry đã nhiều lần lầm lỗi.

Bạn tôi và tôi nữa, thốt lên, là mình cần sống có tấm lòng. Tấm lòng đó, có thể không cho ai cả, cho gió cuốn đi mà thôi. Tôi hiểu những người bạn của tôi cũng muốn có tấm lòng thật.

Nhưng, đó là lời nói, chỉ là lời nói, và nó sẽ rất đơn giản. Cần có tấm lòng, chứng tỏ tôi là người lãng mạn, và là người có lòng đích thực. Tôi có thể cho người khác biết là tôi luôn có một tấm lòng, để dành cho người xung quanh, để cho gió cuốn đi, có thể mang hương vị tới cho mọi người. Tôi vẫn tin những ai muốn có tấm lòng, là xuất phát từ sự chân thật của họ.

Nhưng cũng chính một vài trong số những người đã thốt lên là, sống trong đời cần có một tấm lòng mà tôi đã chứng kiến, lại có những suy nghĩ mà tôi nghĩ là thực dụng và thiếu tình người nhất. Đó là những người sống quanh tôi, có thể là những người bạn thân có thể là những người thoáng qua, nhưng chứng kiến những suy nghĩ và việc làm của họ, tôi bỗng thấy sự "cần có một tấm lòng" của họ sáo rỗng biết chừng nào.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ơi, ông ra đi đã để lại cho người Việt Nam biết bao bài hát hay, lay động lòng người, biết bao lời hát lãng mạn, đánh thức lòng nhân trong mỗi người. Nhưng ông có biết không, lời hát của ông, có thể là những lời nói sáo rỗng nhất của một số người, có thể nó là một thứ trang sức đầy tính lãng mạn, cao sang. Ở nơi chín suối, ông chẳng bao giờ muốn điều đó, nhưng sự thực vẫn là vậy.

Ngày nay, có người lấy lời hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn để đánh bóng mình. Có thật xuất phát từ tâm họ hay không, không ai biết cả. Nhưng nếu là người có tấm lòng đích thực, thì không cần lúc nào cũng phái thốt lên là "cần có một tấm lòng...".

Có những tấm lòng rất thầm lặng mà tôi được biết. Đó là tấm lòng của một chị nhà báo trăn trở với bao số phận, những hoàn cảnh éo le, rồi chị ấy nhận đỡ đầu hai đứa trẻ trong số những đứa trẻ bất hạnh mà chị ấy gặp. Đó là tấm lòng của một gia đình nuôi những người điên... Và có rất nhiều tấm lòng thầm lặng khác nữa trong xã hội chúng ta. Tuyệt nhiên, tôi chẳng thấy những tấm lòng thầm lặng đó thốt lên, "tôi cần có một tấm lòng...". Bởi vì tấm lòng thật thì nó xuất phát từ con tim.

Và chợt nhìn qua một cảm nhận của một ai đó, lại thấy "sống trên đời cần có một tấm lòng...". Sáng mai, có thể tôi lại đổi status và blast của tôi là "Sống trên đời, cần có một tấm lòng...".

Đề 2:

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Nó không những không bị mai một đi mà ngày càng được phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn.

Có thể nói, tình yêu nước được thể hiện với muôn hình vạn trạng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu nước lại có những biểu hiện ngời sáng khác nhau. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giot lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời.

Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Sức mạnh ấy giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết.

Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Bản thân là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn là cái nôi chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai.

BÀI 1

Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống của mỗi chúng ta.

Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu ... giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp; ...

Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồn trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng ... Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. Hay như đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau cũng mình, Thúy dễ dàng đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác. Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình.

Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy ta hoàn công việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Đó là kết quả có được khi chúng ta biết sống vì người khác. Ngoài ra, nhờ lòng yêu thương, mọi người sẽ cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để động viên nhau cùng nhau vượt qua gian khổ, thử thách, xóa tan những hận thù và cảm hóa được cả những con người lầm lỗi. Nhờ có lòng yêu thương, sự trợ giúp lẫn nhau mà những tai họa do con người hay thiên nhiên gây ra mau chóng được khắc phục, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã nhanh chóng đạt được điều mình ao ước ...

Bên cạnh đó, khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Niềm tin vào con người và cuộc sống vì thế mà sẽ được củng cố, vun vén.

Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình

BÀI 2

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế tụng và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước , giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ vủa riêng bản thân , tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước : có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức ( tham dự cuộc thi quốc tế, giới thiệu vẻ đẹp về quê hương, đất nước Việt Nam...).........

Nêu 1 số phản biện : còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước ( biểu hiện : nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, học hành chểnh mảng., tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thái quá mà đánh mất đi bản sắc dân tộc.....)

Bài học rút ra và liên hệ bản thân : Mỗi người cần rèn luyện , tu dưỡng đọa đức, nuôi dưỡng cho mình 1 ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn. Bản thân là học sinh , cần thực hiện và hoàn thành tốt công việc học tập, ......

Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước