Giúp mình: GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ DUỚI ĐÂY Câu 1: Trình bày hoạt động bắt mồi và tiêu hóa của trùng biến hình. Câu 2: Trùng roi dinh dưỡng như thế nào? Câu 3: Hãy kể tên 2 loài động vật nguyên sinh có lợi. Câu 4: Hãy kể tên một số ĐVNS gây bệnh ở người? Câu 5: Ý nghĩa tế bào gai trong đời sống Thủy tức. Câu 6: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan? Câu 7: Sự khác nhau giữa San hô và Thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? Câu 8: Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa? Câu 9: Vì sao không nên ăn thịt ở dạng sống như ăn tái, ăn nem sống...? Câu 10: Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiêu? Câu 11: Đề phòng chống bệnh sốt rét, cần phải có những biện pháp nào? Câu 12: Cuộc phải giun đất thấy có một chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ? Câu 13: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất? Câu 14: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Câu 15: Động vật nguyên sinh có vai trò thực tiễn gì trong đời sống con người và trong tự nhiên Câu 16: Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì? Câu 1: Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng? Câu 18: Khi học xong kiến thức về giun đất. An nhận định giun đất chính là bạn của nhà nông. Nhận định đó đúng hay sai, tại sao?
2 câu trả lời
Xin Hay Nhất nhé tus~
BÀI LÀM:
Câu 1:
Các bước bắt mồi của trùng biến hình là:
Bước 1: Khi một chân giả tiếp cận mồi.
Bước 2: Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
Bước 3: Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
Bước 4: Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.
Câu 2:
Trùng roi có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng
+ Tự dưỡng: Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật.
+ Dị dưỡng: Nếu ở chỗ tối lâu ngày, trùng roi vẫn sống được nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.
Câu 3:
2 loài động vật nguyên sinh có lợi là trùng biến hình, trung đế giày
Câu 4:
Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh:
- Trùng sốt rét:
+, Trùng sốt rét kí sinh ở máu người.
+, Muỗi anophen hút máu người bệnh, mang theo trùng sốt rét.
+, Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.
- Trùng kiết lị:
+, Bào xác của trùng kiết lị thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
+, Khi vào ruột chúng sẽ phá hủy niêm mạc ruột để nuốt hồng cầu, sau đó chúng sẽ sinh sản và kết bào xác
+, Bào xác này sẽ ra môi trường cùng với phân người bệnh.
+, Khi xử lí phân không an toàn, bào xác nãy sẽ lẫn vào thức ăn, nước uống. Người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm có chứa bào xác trùng kiết lị sẽ bị nhiễm bệnh.
- Trùng roi kí sinh trong máu gây nên "giấc ngủ li bì" ở người bệnh:
+, Trùng roi kí sinh trong máu người bệnh.
+, Ruồi tsê-tsê đốt người bệnh, mang theo trùng roi kí sinh.
+, Khi ruồi đốt người khỏe mạnh thì trùng roi từ người bệnh sẽ truyền sang máu ngưới khỏe mạnh và gây bệnh.
Câu 5:
Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức gồm: Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.
Câu 6:
Vòng đời của sán lá gan:
- Mỗi ngày sán lá gan đẻ khoảng 4000 trứng.
- Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng có lông bơi kí sinh trong ruột ốc sinh sản tạo ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời ốc, bám vào cây cỏ, cây thủy sinh sẽ rụng đuôi, kết vỏ cứng (kén sán).
- Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm sán lá gan.
Câu 7:
San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.
Câu 8:
- Rửa tay trước khi ăn giúp rửa trôi trứng giun nếu chúng có bám trên tay và không ăn rau sống để tránh các trứng giun có sống trong rau.
- Y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm vì cơ thể có thể dễ dàng mắc giun nên cần tẩy giun để diệt trừ giun.
Câu 9:
Bệnh sán dây lợn: điều kiện vệ sinh, thói quen ăn uống như ăn thịt tái, nem chua, tiết canh lợn là nguyên nhân gây bệnh sán dây lợn ở người. Sán dây lợn lây nhiễm qua đường tiêu hóa vào người, do ăn phải ấu trùng sán có trong thịt lợn chưa được nấu chín. ... Người ăn thịt lợn tái sống dễ mắc các loại sán này.
Câu 10:
Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vìnhững nguyên nhân sau:Sán lá gansinh sản và ký sinh tại những nơi như hồnước, ao,… Đồng thời, ấu trùng của chúng bám trên cỏ, ký sinh trong các loại ốc,… Khi ấu trùng trở thành kén, chúng rời khỏi vật chủ là ốc và bám vào các loại cây thuỷ sinh, vỏ bèo, cây cỏ,…
Câu 11:
Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh.
- Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh;
- Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;
- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;
- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;
- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;
- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.
Câu 12:
Cuốc phải giun đất thấy có một chất lỏng màu đỏ chảy ra. Chất lỏng màu đỏ là máu của giun. Máu của giun có màu đỏ vì trong máu có huyết sắc tố, có thành phần hemoglobin trong đó có nhân sắt làm máu có màu đỏ.
Câu 13:
Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.
Câu 14:
Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh :
- Cơ thể có kích thước hiển vi
- Chỉ là một tế vào nhưng đảm nhiệm moi chức năng sống
- Phần lớn dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả , lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm
- Sinh sản vo tính theo hình thức phân đôi
Câu 15:
Vai trò của động vật nguyên sinh:
- Dùng làm thức ăn cho động vật lớn trong nước
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước
- Có ý nghĩa về mặt địa chất
Câu 16:
Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
Câu 17:
Cành San Hô thường dùng trang trí là khung xương đá vôi của san hô.
Câu 18:
Nhận định đó là đúng vì chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất.
* CHÚC BẠN HỌC TỐT!
* CHO MÌNH XIN HAY NHẤT NHÉ!
lilynguyenvy
c1:
Trùng biến hình bắt mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ, ...). Trùng bắt và tiêu hóa mồi như sau:
+ Khi 1 chân giả chạm vào mồi, chân giả thứ 2 sẽ ngay lập tức hình thành vây lấy mồi.
+ 2 chân giả bao lấy mồi, nuốt mồi vào sau trong chất nguyên sinh.
+ Hình thành không bào tiêu hóa bao lấy mồi và tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.
+ Nước thừa được tập trung về một chồ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ờ vị trí bất kì trên cơ thể
c2:
Tự dưỡng ngoài sáng.
– Trong tối dị dưỡng.
– Hô hấp trao đổi khí qua màng tế bào.
– Bài tiết nhờ không bào co bóp.
c3:Những động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá là: các loại trùng roi và các loại trùng cỏ..
c4:- Trùng kiết lị: bào xác thường qua con đường tiêu hóa và gây ra bệnh ở ruột người.
- Trùng sốt rét: do muỗi anôphen truyền từ người này sang người khác.
- Trùng gây bệnh ngủ li bì ở châu Phi: do ruồi tsê — tsê truyền từ người này sang người khác.
c5:
Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức gồm:
- Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi.
- Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.
=> Tế bào gai giúp thủy tức bắt mồi, tấn công con mồi và bảo vệ thủy tức
c6:
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ.,bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán.
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan
c7:
- Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau.
- Chúng chi khác nhau:
- Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập.
- Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.
c8:Rửa tay sạch để tiêu diệt mầm bệnh kí sinh giun sáng có trong tay của ta , hơn nữa trong rau sống có nhiều mầm bệnh kí sinh trùng mà bằng mắt thường ta khó phát hiện
c9:vì nếu ăn sống sẽ bị giun, kén, sán đi từ đường thức ăn vào cơ thể sẽ gây hại và không tốt cho sức khỏe con người và có nguy cơ bị ngộ đôc thục phẩm
c10:
Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi, ấu trùng này sống kí sinh trong ruột ốc, sinh sản ra ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh; rụng đuôi và kết kén.
- Trâu bò nước ta thường được chăn thả ngoài đồng ruộng, chúng ăn cỏ và uống nước ở các đầm, ao rồi lại phóng uế ngay trên đồng ruộng. Nơi này cũng chính là môi trường sống của ấu trùng sán lá gan.
- Ngoài ra, việc chăn nuôi trâu bò ở nước ta còn mang tính tự phát, chưa theo quy trình khoa học, do vậy cũng không chú ý đến việc tẩy giun sán và phòng bệnh. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm sán ở trâu bò càng tăng cao.
c11:
Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.
- Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như: dung vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi, khi làm việc vào buổi tối cần được trang bị quần áo dài tay để đề phòng muỗi đốt.
- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...
c12:-Vì giun đất có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa màu sắt nên máu có màu đỏ.-Chất lỏng chảy ra như bạn thấy là máu, do trong máu giun đất có huyết sắc tố nên bạn thấy có máu có màu đỏ.
c13:. Mưa nhiều giun chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể chúng ngạt thở -> giun đất hô hấp bằng da
2. Cuốc phải giun đất thấy màu đỏ chảy ra vì giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ.
c14:
– Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm là các cơ quan di chuyển (roi, lông bơi, chân giả) phát triển, dị dưỡng.
– Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm là cơ quan di chuyển (roi, lông bơi, chân giả) tiêu giảm hoặc không có. Sống hoại sinh, sinh sản vô tính (phân nhiều) cho số lượng rất lớn trong thời gian ngắn.
– Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì là:
+ Cơ thể có kích thước hiển vi
+ Được cấu tạo từ 1 tế bào
+ Chủ yếu dị dưỡng
+ Sinh sản vô tính và hữu tính.