Giúp mik với mn Nêu Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: "Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kinh này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết chảy vết chảy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói đuoc mây, tỉnh được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà" bằng máy bộ đảm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp". Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạa. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hổ chi muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chi chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chối muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hìng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được".
2 câu trả lời
Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn được viết trong thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và là kết quả của một chuyến đi thực tế tại Sa Pa của tác giả. Vì lẽ đó, câu chuyện cũng chính là gửi gắm tư tưởng nhân văn sâu sắc của nhà văn. Đặc biệt, qua hình tượng nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn trên, ta càng thấy được vẻ đẹp của con người lao động.
Anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình ở nơi Yên Sơn hoang sơ. Anh cũn chính là nhân vật chính của truyện và là hiện thân cho nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ở anh, người đọc bắt gặp chân dung của một con người lao động mới.
Đoạn văn trên đã làm rõ tình yêu nghề của anh thanh niên trên nhiều phương diện. Tình yêu nghề ấy gắn với sự am hiểu công việc. Bên cạnh đó, là sự vượt lên trên gian khổ, khó khăn trong công việc. Đồng thời, từ đó ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất đáng quý ở anh.
Sự am hiểu công việc của anh được thể hiện ở việc anh nắm rõ, nắm chi tiết công việc mình cần làm. Nghệ thuật liệt kê được sử dụng góp phần cho bạn đọc hiểu thêm về cái nhọc nhằn, cái vất vả ở anh thanh niên: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. Không những vậy, anh còn hiểu được ý nghĩa công việc mà mình làm "ự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Sự hiểu biết dành cho các loại máy móc phục vụ công việc cũng là một yếu tố góp phần khẳng định rằng anh thanh niên có sự am tường với coogn việc "thùng đo mưa này, máy nhật quang kí, máy Vin".
Vẻ đẹp của anh thanh niên còn được thể hiện qua tinh thần vượt khó trong những lần đi ốp. Nghệ thuật nhân hóa được nhà văn sử dụng thật khéo léo "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chi chực mình ra là ào ào xô tới.". Thiên nhiên nơi đây khắc nghiệt bao nhiêu thì hình ảnh người thanh niên càng sáng rõ, càng rực rỡ và đẹp đẽ bấy nhiêu. Bản thân anh ý thức được cái nhọc nhằn ấy "Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chối muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung..." nhưng không vì thế mà anh từ bỏ công việc của mình. Tình yêu nghê ở anh thật sáng rõ.
NHà văn Nguyễn Thành Long chỉ thông qua một đoạn văn ngắn nhưng đã thành công giúp chúng ta thêm hiểu về nhân vật anh thanh niên với những phẩm chất đáng quý. Anh xứng đáng là hình mẫu cho thế hệ trẻ Việt Nam học tập, noi theo.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là câu chuyện đẹp, nhẹ nhàng và bình dị kể về cuộc sống của những con người trong thời kỳ xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong đó tác giả làm toát lên vẻ đẹp hiếm có của anh thanh niên làm nhiệm vụ trên núi cao và khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt.
Với giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng; những trang viết mộc mạc, chân thực của Nguyễn Thành Long đã khiến cho trái tim người đọc thổn thức, chộn rộn. Hình ảnh anh thanh niên được khắc họa đậm nét trong từng trang viết. Người đọc có một cái nhìn mới mẻ, khách quan hơn đối với những người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho quê hương, tổ quốc. Anh thanh niên không có tên cụ thể, tác giả chỉ gọi anh là “anh thanh niên”, có lẽ đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. Trước hết anh là một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao. Cuộc sống của anh vốn bình lặng và giản dị, “sống một mình trên đinh Yên Sơn cao 2600m, bốn bể chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Với một vài chi tiết đó, chúng ta đã hình dung được cuộc sống buồn chán, tẻ nhạt của anh. Một người đang ở độ tuổi sung sức nhưng lại sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng đánh đổi tuổi trẻ để mang lại sự ấm no, hạnh phúc. Chi tiết bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” cũng hoàn toàn đúng với cuộc sống hiện tại của anh. Đối lập với sự bình lặng, êm đềm của công việc là tâm thế bình tĩnh, lòng nhiệt huyết và yêu nghề sâu sắc. Đây chính là đức tính đáng quý của anh thanh niên trong mắt mọi người.
Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người đáng kính, anh không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng. Bởi với anh đó chính là lẽ sống. Anh đã tự tìm thú vui cho bản thân mình trong những quyển sách. Có lẽ đây là điều mà rất nhiều người trẻ cần phải học tập. Đó chính là việc không được chùn bước, phải luôn ngẩng cao đầu và nhiệt huyết hết mình với công việc.
Khi con người ta sống một mình quá lâu, thường thì sẽ rơi vào cảm giác cô đơn đến cùng cực, sống khép kín và ngại giao tiếp với mọi người. Ấy vậy mà anh lại rất khát người “thèm người”. Chính đức tính này đã tạo nên lòng hiếu khách muốn san sẻ, sự nhiệt tình mỗi khi có người đến đây chơi. Tấm lòng này đã để lại trong lòng ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ nhiều tình cảm đặc biệt. Anh đã hồ hởi kể về cuộc sống của mình, về đồng nghiệp, về nét đẹp của Sapa trầm lặng.
Anh thanh niên đã lặng lẽ tặng hoa cho cô kỹ sư trẻ cũng như gói trà cho ông họa sĩ già. Tất cả những cử chỉ ân cần đó khiến người khác khâm phục và ngưỡng mộ.
Theo mạch kể của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên còn là một người rất khiêm tốn. Mặc dù công việc vất vẻ, khó nhọc nhưng anh không bao giờ kêu than hay tự hào về mình điều gì hết. Anh luôn thấy mình nhỏ bé trước người khác, đặc biệt là hành động ông họa sĩ đòi phác họa chân dung thì anh đã bảo “bác đừng vẽ cháu, cháu sẽ giới thiệu cho bác một người xứng đáng hơn”. Đây chính là một tinh thần rất đáng quý và đáng học tập cho thế hệ trẻ.
Như vậy với cốt truyện nhẹ nhàng, tình cảm nhưng Nguyễn Thành Long đã gieo vào lòng người đọc về xúc cảm về hình ảnh một con người hi sinh thầm lặng ở một nơi hoang vắng. Chúng ta càng thêm trân trọng hơn những con người đang ngày đêm vì đất nước.
Xin ctlhn!!!