Giúp em với !!! Tiếng gà trưa Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ : "Cục... cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ 1. Nêu biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ này và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. 2. Trong vô vàn âm thanh của làng quê, tại sao con người chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa. 3. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
1 câu trả lời
1. Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ ( nghe ) : Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa đã tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của tuổi thơ
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác( nghe bàn chân đỡ mỏi ) : Làm cho câu thơ được thêm sinh động, hay hơn, cuốn hút người đọc, đồng thời thấy được rằng tác giả ko chỉ diễn tả cảm xúc bằng thính giác ( nghe tiếng gà ), mà còn bằng thị giác , bằng cảm xúc của tâm hồn, hồi ức.
2. Trong vô vàn âm thanh của làng quê, chỉ tiếng gà ám ảnh người chiến sĩ và làm nguười chiến sĩ nghe được nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi và tuổi thơ hiện về vì đó là âm thanh đặc biệt in dấu trong tuổi thơ người chiến sĩ. Âm thanh tiếng gà gợi lại kí ức về bà, về ổ trường hồng tuổi thơ, gợi ra không gian làng quê. Vì thế, âm thanh ấy thiêng liêng,đặc biệt vô cùng với người chiến sĩ. Nó tiếp sức tinh thần để người chiến sĩ có thể tiếp bước trên con đường chiến đấu với niềm tin, hi vọng.
3. Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao!ở ba câu thơ tiếp thoe,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy!đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng.
$#dqb$