giúp em lập dàn ý cho bài tả cảnh mùa xuân ở quê hương em với ạ

2 câu trả lời

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh mùa xuân

Ví dụ: Trong 4 mùa xuân hạ thu đông em thích nhất là mùa xuân bởi mùa xuân trên quê hương em rất thanh bình và yên ả, nó mang một vẻ đẹp dịu dàng và có những gắn bó riêng đặc sắc của hương vị mùa xuân.

II. Thân bài: Tả cảnh mùa xuân ở quê em

1. Tả bao quát cảnh mùa xuân

- Mùa xuân luôn rộn ràng

- Cây cối đua nhau khoe sắc thắm

- Mọi người nô nức, nhộn nhịp để chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy

- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui

- Con đường làng trải dài sắc xuân

- Không gian như chìm đắm trong hương xuân

- Bầu trời trong xanh, những đám mây bay lượn trên bầu trời

- Nắng bắt đầu chiếu sáng sau những ngày đông u ám

- Những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới

- Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài

- Mưa xuân lất phất, dịu dàng

- Gió xuân thổi nhè nhẹ, mơn man,...

2. Tả chi tiết cảnh mùa xuân

a. Cảnh mùa xuân quê em vào buổi sáng

- Mặt trời dần nhô lên sau những ngọn núi

- Cây cối đua nhau khoe sắc, đâm chồi nảy lộc

- Những con chim bắt đầu ríu rít kêu

- Những con tu hú kêu báo hiệu mùa xuân đến

- Con người ai cũng rộn rã chuẩn bị để đón xuân

- Cảnh vật xanh mướt và êm đềm đến lạ

- Từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời

b. Cảnh mùa xuân quê em vào buổi trưa

- Buổi trưa của mùa xuân không gắt như mùa hạ, không lạnh như mùa xuân mà nó mang đến cảm giác dịu dàng và đằm thắm

- Cảnh vật vẫn đung đưa khoe sắc

- Nhà nhà mở nhạc xuân

- Những chú chim vẫn hót, những chú bướm vẫn bay rộn ràng

- Mọi loài hoa vẫn nở

c. Cảnh mùa xuân quê em vào buổi chiều tối

- Mặt trời dần buông xuống

- Cảm giác những giọt sương bắt đầu reo rắt trên những lá cây

- Mọi người tụ tập nói chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh mùa xuân

- Em rất thích mùa xuân quê em vì nó mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi.

   Ví dụ: Mùa xuân trên quê hương em mang theo một sức sống náo nức lan truyền vào trong mỗi chồi cây, mỗi bông hoa, mỗi nhành cỏ non. Em rất yêu mùa xuân vì mùa xuân là mùa sum họp, mùa xuân còn là Tết của mọi nhà




MB: dẫn dắt các mùa, dẫn về mùa xuân ở quê hương e

TB: tả cảnh bao quát mùa xuân đó:( trăm hoa đua nở, lá non đâm trồi, cây cối sinh sôi nảy nở, vạn vận như có thêm sức sống trong mùa xanh mởn của mùa xuân,...)

Tả cảnh chi tiết( trong nhà e, e mèo mướp đang chơi đùa vs những tia nắng xuân ấm áp, ngoài vườn, rau cỏ đang tươi cười nói chuyện vs gió ?, mọi người nô nức kéo nhau đi sắm tết,...)

Ích lợi : mùa xuân làm cho cây cỏ như bừng lên sức sống, trăm hoa đua nở, khoe sắc thắm, gió xuân man mát lướt nhẹ qua cổ áo, cảm giác thật dễ chịu, mùa xuân như đẩy lùi đi cái thời tiết buốt giá trước đó, nâng niu hoa lá, mùa xuân làm cho người ta cảm thấy thích thú vì cái ấm áp, chan hòa mà dìu dịu của nó

KB: cảm nghĩ về mùa xuân quê hương

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước