Giải thích tại sao thế giới tư sản ra đời trước vô sản mà Việt Nam thì ngược lại,mk cảm ơn!
2 câu trả lời
Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện từ trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), vừa ra đời đã bị sự chèn ép của tư bản Pháp và phân hoá thành hai bộ phận. Một số ít ôm chân đế quốc, tham gia vào các cơ quan chính trị và kinh tế của đế quốc Pháp, trở thành lớp tư sản mại bản. Một bộ phận khác tuy có mâu thuẫn nhất định với tư bản Pháp và triều đình phong kiến, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, què quặt, phụ thuộc, khuynh hướng chính trị cải lương. vậy, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam tuy có tinh thần yêu nước, chống phong kiến và đế quốc, nhưng họ không có khả nǎng lãnh đạo cách mạng. Họ chỉ có thể tham gia cuộc đấu tranh ấy trong điều kiện nhất định.
Tầng lớp trí thức và tiểu tư sản là những người vốn được chế độ phong kiến và thực dân đào tạo. Nhưng do truyền thống yêu nước chi phối, họ khao khát độc lập, tự do, dân chủ, nên cũng bị phân hoá. Một số ít cam tâm làm tay sai. Số đồng vẫn giữ được khí tiết dù ở hoàn cảnh nào cũng không nguôi lòng cứu nước. Khi có điều kiện, những trí thức yêu nước thường đóng vai trò truyền bá những tư tưởng mới và là ngòi pháo của các cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
Giai cấp nông dân khao khát độc lập và ruộng đất, hǎng hái chống đế quốc và phong kiến. Sau phong trào Vǎn Thân, Cần Vương, nhất là sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1913), phong trào nông dân bị phân tán. Nông dân là một lực lượng đông đảo, yêu nước, nhưng không thể tự vạch ra đường lối đúng đắn để tự giải phóng và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp, đôn trại và thành phố phục vụ cho cuộc xâm lược và binh định nước ta. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), giai cấp công nhân còn ít, chỉ 10 vạn người và trình độ còn thấp. Qua thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai (1924-1929), số lượng công nhân chuyên nghiệp đã có 22 vạn người, chiếm 1,2% số dân. Nếu tính số người làm thuê trong các hãng kinh doanh tư nhân vừa, nhỏ và số người vô sản, nửa vô sản sống ở thành thị và nông thôn, thì đội quân vô sản ở Việt Nam trước nǎm 1930 có đến hàng triệu người.
Sinh trưởng trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến, cũng như nông dân và các tầng lớp lao động khác, giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản, phần lớn xuất thân từ nông dân. Đó là cơ sở khách quan thuận lợi cho hai giai cấp cơ bản này có sự liên minh tự nhiên từ khi ra đời và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng.
Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, không có cơ sở xã hội cho chủ nghĩa công đoàn và chủ nghĩa cải lương thâm nhập, lũng đoạn từ bên trong, do vậy, giai cấp công nhân Việt Nam) tuy còn trẻ, số lượng ít, trình độ vǎn hoá, kỹ thuật còn thấp, nhưng ở nước ta đó là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, sống tập trung, có ý thức kỷ luật, có nǎng lực cách mạng triệt để và có tinh thần quốc tế vô sản.
Là con đẻ của một dân tộc anh hùng, lớn lên trong thời đại mới, khi mà giai cấp công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Bônsêvích đã giành được chính quyền, Quốc tế cộng sản đã thành lập, lại được lãnh tụ Nguyễn ái Quốc giác ngộ, giai cấp công nhân Việt Nam đã từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, nhanh chóng phát triển từ tự phát đến tự giác. Tháng 11 nǎm 1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Bộ) đã bãi công. Từ nǎm 1920 đến nǎm 1925, có đến 25 cuộc bãi công trong cả nước. Nổi bật nhất là cuộc bãi công của công nhân Ba Son nổ ra từ ngày 4 tháng 8 đến ngày 28 tháng 11 nǎm 1925 để "kìm chân" chiếc tàu J.Misơlê của đế quốc Pháp chuẩn bị đưa quân sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Cuộc đấu tranh này có tổ chức, chỉ đạo và biểu hiện tinh thần quốc tế cao cả. Tuy vậy, chỉ đến những nǎm 1928-1929, khi Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội chủ trương "vô sản hoá" mới tạo điều kiện cho phong trào công nhân chóng trưởng thành, phát triển lên trình độ tự giác.
Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện từ trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), vừa ra đời đã bị sự chèn ép của tư bản Pháp và phân hoá thành hai bộ phận. Một số ít ôm chân đế quốc, tham gia vào các cơ quan chính trị và kinh tế của đế quốc Pháp, trở thành lớp tư sản mại bản. Một bộ phận khác tuy có mâu thuẫn nhất định với tư bản Pháp và triều đình phong kiến, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, què quặt, phụ thuộc, khuynh hướng chính trị cải lương. vậy, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam tuy có tinh thần yêu nước, chống phong kiến và đế quốc, nhưng họ không có khả nǎng lãnh đạo cách mạng. Họ chỉ có thể tham gia cuộc đấu tranh ấy trong điều kiện nhất định.
Tầng lớp trí thức và tiểu tư sản là những người vốn được chế độ phong kiến và thực dân đào tạo. Nhưng do truyền thống yêu nước chi phối, họ khao khát độc lập, tự do, dân chủ, nên cũng bị phân hoá. Một số ít cam tâm làm tay sai. Số đồng vẫn giữ được khí tiết dù ở hoàn cảnh nào cũng không nguôi lòng cứu nước. Khi có điều kiện, những trí thức yêu nước thường đóng vai trò truyền bá những tư tưởng mới và là ngòi pháo của các cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
Giai cấp nông dân khao khát độc lập và ruộng đất, hǎng hái chống đế quốc và phong kiến. Sau phong trào Vǎn Thân, Cần Vương, nhất là sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1913), phong trào nông dân bị phân tán. Nông dân là một lực lượng đông đảo, yêu nước, nhưng không thể tự vạch ra đường lối đúng đắn để tự giải phóng và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp, đôn trại và thành phố phục vụ cho cuộc xâm lược và binh định nước ta. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), giai cấp công nhân còn ít, chỉ 10 vạn người và trình độ còn thấp. Qua thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai (1924-1929), số lượng công nhân chuyên nghiệp đã có 22 vạn người, chiếm 1,2% số dân. Nếu tính số người làm thuê trong các hãng kinh doanh tư nhân vừa, nhỏ và số người vô sản, nửa vô sản sống ở thành thị và nông thôn, thì đội quân vô sản ở Việt Nam trước nǎm 1930 có đến hàng triệu người.
Sinh trưởng trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến, cũng như nông dân và các tầng lớp lao động khác, giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản, phần lớn xuất thân từ nông dân. Đó là cơ sở khách quan thuận lợi cho hai giai cấp cơ bản này có sự liên minh tự nhiên từ khi ra đời và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng.
Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, không có cơ sở xã hội cho chủ nghĩa công đoàn và chủ nghĩa cải lương thâm nhập, lũng đoạn từ bên trong, do vậy, giai cấp công nhân Việt Nam) tuy còn trẻ, số lượng ít, trình độ vǎn hoá, kỹ thuật còn thấp, nhưng ở nước ta đó là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, sống tập trung, có ý thức kỷ luật, có nǎng lực cách mạng triệt để và có tinh thần quốc tế vô sản.
Là con đẻ của một dân tộc anh hùng, lớn lên trong thời đại mới, khi mà giai cấp công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Bônsêvích đã giành được chính quyền, Quốc tế cộng sản đã thành lập, lại được lãnh tụ Nguyễn ái Quốc giác ngộ, giai cấp công nhân Việt Nam đã từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, nhanh chóng phát triển từ tự phát đến tự giác. Tháng 11 nǎm 1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Bộ) đã bãi công. Từ nǎm 1920 đến nǎm 1925, có đến 25 cuộc bãi công trong cả nước. Nổi bật nhất là cuộc bãi công của công nhân Ba Son nổ ra từ ngày 4 tháng 8 đến ngày 28 tháng 11 nǎm 1925 để "kìm chân" chiếc tàu J.Misơlê của đế quốc Pháp chuẩn bị đưa quân sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Cuộc đấu tranh này có tổ chức, chỉ đạo và biểu hiện tinh thần quốc tế cao cả. Tuy vậy, chỉ đến những nǎm 1928-1929, khi Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội chủ trương "vô sản hoá" mới tạo điều kiện cho phong trào công nhân chóng trưởng thành, phát triển lên trình độ tự giác.