Giải thích một số hiện tượng liên quan đến quá trình trao đổi nước và ion khoáng.

1 câu trả lời

A- SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC
I. Bộ rễ và quá trình trao đổi nước ở thực vật
1. Hình thái bên ngoài và đặc điểm sinh học của rễ
- Cây trên cạn có hệ rễ phát triển, ăn sâu và lan rộng, phân nhánh nhiều với vô số những lông hút rất nhỏ
- Rễ có khả năng hướng nước, hướng hoá có thể chủ động tìm đến nguồn nước và chất dinh dưỡng
- Rễ của một số loài cây có khả năng tiết ra một số chất làm biến đổi chất khó tiêu thành chất dễ tiêu
- Với cây thuỷ sinh hệ rễ biến dạng và ít phát triển do nước được hấp thụ qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

B- SỰ TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ
I. Quá trình trao đổi khoáng
1. Các nguyên tố thiết yếu đối với thực vật:
- Nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sống của cây, vai trò của nó không thể thay thế bằng các nguyên tố khác, thiếu nó cây không thể sinh trưởng phát triển bình thường được.
- Có 16 nguyên tố thiết yếu đối với cây là: C, H, O, N, K, Ca, Mg, P, S, Fe, Cu, Zn, Mo, Bo, Cl, Mn.
- Trong 16 nguyên tố trên, dựa vào hàm lượng trong cây người ta chia thành 2 nhóm:
+ Nguyên tố đại lượng: chiếm trên 0,01 % khối lượng chất khô (C, H, O, N, K, Ca, Mg, P, S)
+ Các nguyên tố vi lượng: chiếm lượng nhỏ, từ 0,001% - 0,01%khối lượng khô(Cu, Zn, Mo, Bo, Cl, Mn).
+ Ngoài ra trong cây còn có những nguyên tố khác có hàm lượng rất nhỏ (các nguyên tố siêu vi lượng: I, Ag, Au, Hg…)
2. Vai trò một số nguyên tố khoáng tiêu biểu ở thực vật
Vai trò của các nguyên tố đa lượng: Các nguyên tố đa lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit, axit nucleic,...). Các nguyên tố đa lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: điện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm