Giải đề GDQP 11 cho mik với Câu 1 neu khái niệm bien giới quốc gia và các bộ phận cấu thành bien giới quốc gia Câu 2 Trình bày trắc nhiem của công dân trong xây dựng quan lý và bảo vệ biên giới quốc gia
2 câu trả lời
câu 1
1. Khái niệm.
Các nước trên thế giới có khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung điều thể hiện 2 dấu hiệu đặc trưng:
- Biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia.
- Biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ (vùng đất, vùng nước, vùng trời, lòng đất)
Biên giới quốc gia CHXHCNVN được quy định như sau: “Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN là đường và mặt phẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo hoàng sa và trường sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nứơc CHXHCNVN”
2. Các bộ phận của biên giới quốc gia.
Có 4 bộ phận của biên giới quốc gia:
- Biên giới quốc gia trên đất liền
- Biên giới quốc gia trên biển: Có 2 phần
+ Một phần là đường phân định nội thủy, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau. Đường này được xác định bởi các điều ước giữa các nước hữu quan.
+ Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các vùng biên và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; đường này do luật của quốc gia ven biển quy định.
- Biên giới lòng đất của quốc gia.
- Biên giới trên không: Có 2 phần
+ Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt phẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biên của quốc gia lên không trung.
+ Phần thứ 2 là phần biên giới trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia và khoảng không gian vũ trụ phía trên.
câu2
Cá nhân ở đây được hiểu là quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới. Hơn ai hết, đồng bào các dân tộc đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; lực lượng giúp đỡ BĐBP trong nắm tình hình đường biên, mốc quốc giới, hình hình hoạt động của các loại đối tượng trên biên giới.
Đồng bào các dân tộc là những người thường xuyên canh tác, sản xuất trên biên giới, do vậy, mọi diễn biến tình hình vi phạm chủ quyền lãnh thổ, hoạt động của các loại đối tượng đều không qua khỏi tai mắt của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào” thể hiện vai trò to lớn của quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng, phát huy những giá trị cao đẹp tư tưởng của Bác, Đảng ta xác định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng.
Bởi vậy, muốn quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trước hết phải dựa vào nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân”, cùng ăn, cùng ở với dân. Để phát huy vai trò quần chúng nhân dân bảo vệ chủ quyền biên giới, cần làm tốt công tác nghiên cứu, nắm tình hình, nắm rõ tâm tư và nguyện vọng của quần chúng, từ đó đề ra nội dung, yêu cầu phù hợp phát động các phong trào để huy động đông đảo quần chúng tham gia. Cần phải quán triệt rõ thẩm quyền, trách nhiệm và phân công, phân cấp thực hiện nội dung, công việc cụ thể để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Tổ chức được xác định là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng... các đơn vị quản lý nhà nước ở cơ sở. Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức ở cơ sở rất quan trọng, là đơn vị trực tiếp triển khai các nhiệm vụ của địa phương ở cơ sở trong đó có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.
Để phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức cần có nhân tố con người để lãnh đạo, chỉ đạo. Do vậy, việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở là công tác quan trọng. Có hạt nhân lãnh đạo, tổ chức hoạt động mạnh thì các phong trào sẽ huy động đông đảo quần chúng tham gia như “phong trào quần chúng bảo vệ an ninh thôn bản”, “phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới”... góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.
Hiện nay, tình hình thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển chi phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Các quốc gia chuyển từ biên giới ngăn cách sang biên giới hợp tác; giải quyết bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, theo pháp luật quốc tế là xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ. Các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh quyết liệt; tận dụng ưu thế kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ; sử dụng “sức mạnh mềm”, “biên giới mềm”, không gian vũ trụ, không gian mạng để đẩy mạnh sự can dự, gây sức ép về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, xâm phạm biên giới địa lý của các quốc gia khác, thậm chí mưu toan “vẽ lại” đường biên giới. Chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, làn sóng di dân có tình huống khủng hoảng ở các nước láng giềng... tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, lãnh thổ và công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của ta.
Trong nước, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên các lĩnh vực; địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn; vấn đề an ninh phi truyền thống, tình trạng di cư tự do, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm về ma túy, mua bán người, tội phạm xuyên quốc gia - xuyên biên giới, xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại sẽ gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó kiểm soát; việc đàm phán phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Tây Nam và quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh và công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Những thuận lợi và khó khăn thách thức sẽ tác động trực tiếp đến tư tưởng, hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, nhất là đồng bào các dân tộc trên biên giới, vùng sâu, vùng xa. Để xác định vai trò, trách nhiệm của tố chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cần phải tiến hành tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, khả năng cống hiến sức lực để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Cơ sở lý luận về vai trò và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, Đảng ta xác định sự nghiệp biên phòng, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Mọi công dân Việt Nam phải làm đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia do pháp luật quy định. Đó là quan điểm cơ bản đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Quan điểm cơ bản trên của Đảng và Nhà nước ta thể hiện sâu sắc tính nhân dân của sự nghiệp biên phòng, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thố, biên giới quốc gia.
Cơ sở pháp lý về vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân... Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật Nghĩa vụ quân sự chỉ rõ “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 10 Luật Biên giới quốc gia cũng xác định “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương, chính sách quan tâm về lĩnh vực biên phòng và được thể chế hóa thành pháp luật. Điều 12 Luật Biên giới quốc gia ghi rõ “Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở khu vực biên giới; xây dựng công trình biên giới và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống”. Để xác định trách nhiệm của địa phương trong xây dựng và bảo vệ biên giới, Điều 31 Luật Biên giới quốc gia nhấn mạnh “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân”.
Thực tiễn cho thấy công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đã đạt được những thành tựu to lớn. Biên giới được giữ vững, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới được đảm bảo, tạo môi trường và không gian hợp tác, phát triển với các nước láng giềng và bạn bè quốc tế. Những thành tựu đã đạt được có vai trò to lớn của Bộ đội Biên phòng với tư cách là lực lượng chuyên trách công tác biên phòng. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới đã khác, biên giới trên đât liền đã khác trước, biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành phân
Câu 1:
- Biên giới quốc gia là đường phân chia và định vị lãnh thổ của nước này đến lãnh thổ của nước khác. Tức là nếu chia lại bản đồ thế giới, không vượt quá mức lãnh thổ được cho phép và đã định sẳn.
- Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia: lãnh thổ, đường biên giới.
Câu 2:
Trách nhiệm của công dân trong xây dựng quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia:
- Bảo vệ Tổ quốc.
- Tham gia nghĩa vụ quân sự nếu từ `18 - 27` tuổi.
- Nếu có kẻ xâm lược trên đất nước mình thì phải sẳn sàng tham gia kháng chiến.
- Thúc đẩy quản lí và bảo vệ, không được lơ là, chủ quan.