Gấp, chi tiết đàng hoàng giúp ạ Dưới đây là một phần trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long: "...Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chỉ việc của châu gắn liền với việc của bao anh em đồng chi dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.Còn người thì ai mà cha "thèm" hả bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thể đẩy,... 1. Nội dung đoạn văn trên là gì ? 2. Trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa", nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: "Nghĩ cho cùng, "Lặng lẽ Sa Pa" là một bức chân dung ". Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ở 3. Phẩm chất nổi bật nhất của nhân vật anh thanh niên trong truyện " Lặng lẽ Sa Pa" là tình yêu nghề, say mê với công việc. Từ phần văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về đặc điểm trên của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có dùng lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chỉ rõ).
1 câu trả lời
1. Suy nghĩ và trách nghiệm của anh thanh niên đối với công việc của mình .
2. Đó là bức chân dung của những con người luôn âm thầm lặng lẽ đóng góp cống hiến cho đất nước. Cụ thể đó là anh thanh niên, Sa Pa qua cái nhìn của anh thật đẹp, anh yêu Sa Pa và công việc của mình.
3.Qua truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long bạn đọc thấy được hình ảnh một anh thanh niên đáng yêu, đáng quý. Anh là một người yêu công việc và có trách nghiệm với công việc của mình. Nhưng cũng như bao người thanh niên khác, anh luôn mong được đi đâu đó, khám phá thế giới bên ngoài, anh nói :" chứ ít ai lại chịu ở một mình " . Anh không chỉ yêu công việc mà còn là một người biết quan tâm và chu đáo. Ta thấy và cảm nhận được sự ấm áp của anh qua cuộc gặp gỡ với ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe. Anh am hiểu tâm lý người già, tặng ông hoạ sĩ ít trứng đi đường, biếu vợ bác lái xe 2 củ tam thất và đặc biệt lãng mạn tặng bó hoa cho cô kĩ sư. Tưởng rằng khi ở một mình anh sẽ sống và làm việc tùy ý nhưng không - anh rất ngăn nắp và đúng giờ, sống trong một căn nhà nhỏ gọn gàng ngăn nắp. Nuôi được đàn gà đẻ lấy trứng, một vườn rau và những bông hoa ngào ngạt hương thơm. Khi ông hoạ sĩ muốn lấy anh làm bức chân dung cho tác phẩm cuối đời, anh liền từ chối và giới thiệu một người mà anh cho là tốt hơn anh. Đó là đức tính khiêm tốn đáng quý mà ở anh thanh niên kúc nào ta cũng có thể thấy. Tóm lại, qua truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa ta bắt gặp không chỉ cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa mà còn bắt gặp những con người cống hiến không ngừng nghỉ cho đất nước.