Em thực hiện một chiến tham quan thực tế khu lưu niệm Bác Tôn, viết báo cáo thu hoạch ( bằng tay hoặc hình ảnh ) Mn ơi giúp mình vớiiiiiii mình đang cần gấp lắm

2 câu trả lời

Đây là một bài tham khảo về tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh, bạn dựa vào làm nha

Một lúc nào đó, bất chợt có người hỏi bạn “bạn biết gì về lịch sử nước mình?”, bạn có thấy xấu hổ khi mình biết rõ lịch sử 13 đời nhà Thanh nhưng lại không phân biệt nỗi Nguyễn Trãi hay Lê Lai đã hi sinh thân mình cứu minh chúa. Bạn sẽ bảo rằng điều đó là bình thường thôi vì ti vi hằng ngày vẫn ra rả nói về lịch sử Trung Quốc nhưng có ai nhắc về lịch sử Việt Nam đâu, bạn bảo rằng bạn được học 12 năm lịch sử nhưng đó chỉ là mớ lí thuyết suông, đó chỉ là những con số cứng nhắc thì làm sao bạn có thể nhớ được…

Có vô vàn lí do để bạn biện minh cho sự không hiểu biết của mình. Nhưng có lúc nào bạn thử nghĩ về mục đích của những bảo tàng trong thành phố nói riêng hay cả nước nói chung chưa? Tôi hiểu bạn sẽ nói rằng “Ai rảnh để làm ba chuyện đó!” Đúng, trước đây tôi cũng từng nghĩ như bạn, nhưng đó là trước khi tôi tham gia chương trình tham quan bảo tàng do Hội sinh viên trường đại học Kinh Tế tổ chức. Thật ra lúc đầu tôi cũng không muốn đi đâu vì tôi nghĩ rằng thật mất thời gian cho những công việc vô bổ đó, nhưng bí thư lớp tôi bảo đây là chương trình bắt buộc nên cuối cùng tôi phải đi. Nhưng sau khi đi tham quan bảo tàng đầu tiên - Bảo tàng Hồ Chí Minh thì không chỉ tôi mà cả lũ bạn tôi đều than thở là có ít thời gian tham quan quá (Do chúng tôi phải đi nhiều bảo tàng trong một ngày).

Và những bảo tàng sau đó tình trạng lại tiếp diễn, chúng tôi muốn đi tham quan nhiều hơn nữa. Chắc bạn sẽ bảo đúng là lạc hậu, rỗi việc. Nhưng tôi sẽ thông cảm vì chắc bạn đã chưa đi tham quan bảo tàng. Bạn đâu biết được cảm giác đầu tiên khi chúng tôi bước vào bảo tàng, chỉ là hai chữ: Choáng ngợp, choáng ngợp trước chiều dài lịch sử của đất nước, trước quá trình xây dựng và giữ nước của ông cha, trước những cổ vật được lưu giữ, trước những trang phục, hình ảnh tái hiện lại một thời hào hùng. Những hình ảnh tù nhân bị tra tấn khiến chúng tôi vô cùng xúc động, sợ hãi và cả nể phục. Sức chịu đựng của người Việt Nam quá là khó ai mà tưởng tượng nổi. Tụi bạn tôi bàn tán với nhau rằng nếu bây giờ mà có chiến tranh, mà tra tấn như vậy chắc tao đầu hàng sớm. Nhưng tôi tin rằng, bạn tôi chỉ nói vậy thôi chứ nếu ở trong hoàn cảnh như vậy thì lòng yêu nước của mọi người sẽ chiến thắng, sẽ vượt qua tất cả.

Khi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo tàng Tôn Đức Thắng, tôi được nhìn lại chặng đường làm việc của hai Bác, một niềm kính trọng dâng đầy trong tôi. Hai con người, 2 tư tưởng lớn đã kề vai sát cánh cùng nhau đưa đất nước thoát khỏi chiến tranh, đưa đất nước phát triển. Tham quan bảo tàng tôi cũng thấy bất ngờ về chính mình, đã từ lâu tôi hầu như ít còn để ý đến những cảm xúc, những suy tư, trăn trở về cuộc sống, về những con người đang sống quanh mình. Nhịp sống hối hả của đô thị đã cuốn tôi vào vòng xoáy, học tập, làm thêm, tham gia chỗ này chỗ khác đã dành hết thời gian của tôi, tôi chỉ muốn có thêm nhiều thời gian nhưng chỉ là để ngủ. Thế nhưng, hôm nay khi đi tham quan bảo tàng tôi đã gặp lại cảm xúc của mình cách đây khá lâu, cảm xúc biết ơn những người đi trước, những người đã đổ máu xương để chúng ta sống, học tập ngày hôm nay, để sáng dậy, mở mắt ra ta được nhìn thấy những người thân yêu, được hít thở bầu không khí trong lành, được làm những công việc yêu thích.

Thế mà đã có những lúc ta cảm thấy chán nản, thấy ta thật bất hạnh biết bao. Chắc các bạn đi tham quan bảo tàng cũng có những cảm xúc như tôi, sẽ cảm thấy cuộc sống thật đáng quý biết bao, sẽ tự hứa với mình sẽ cố gắng để sống thật tốt, thật có ích. Tham quan bảo tàng thật ích biết bao!

Còn một số thông tin về khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng nè

Ai đã từng một lần đến An Giang thì sẽ không thể quên được vẻ đẹp bình dị của miền sông nước cùng vẻ đẹp hồn hậu của người dân nơi đây. Miền đất đã sinh ra một người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất, một nhân cách lớn của quê hương mà các đồng bào, đồng chí gọi hai tiếng thân thương và bình dị: Bác Tôn

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng có tổng diện tích hơn 3000m2 tọa lạc trên cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên) được công nhận Di tích Lịch sử năm 1984 và Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012. Với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, từ lâu nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ cho các hoạt động giáo dục truyền thống và là điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch An Giang. Đến Khu lưu niệm, du khách được tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ thời niên thiếu ở quê nhà, lúc ra đi hoạt động cách mạng cho đến những năm tháng cuối đời. Từ thành phố Long Xuyên, mất khoảng 15 phút đi phà thì đến Mỹ Hòa Hưng. Một khoảng không gian yên bình mở ra, theo con đường trải nhựa dài thẳng tắp, đi tiếp vài trăm mét sẽ tới Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, vừa uy nghi, vừa giản dị. Bước vào khuôn viên khu di tích, du khách được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ rợp bóng cây xanh của dầu, sao, điệp, bằng lăng vốn là những loại cây quen thuộc với đời sống của người dân cù lao. Khu di tích gồm nhiều hạng mục như: Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời hoạt động của Bác Tôn, nhà lưu niệm thời niên thiếu, đền tưởng niệm, nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, chiếc phi cơ chở Bác Tôn vào Sài Gòn dự lễ mít tinh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; mô hình nhà lán của Bác Tôn ở ATK (Thái Nguyên); cầu treo dài 80m đón khách tham quan bằng đường sông và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khác… Mỗi khu có một vẻ đẹp riêng, được thiết kế lồng ghép với hệ thống công viên, cây xanh, những con rạch nhỏ, cầu kiều, ao cá cùng với những con đường nội bộ thoáng mát và hài hòa với thiên nhiên. Đền tưởng niệm Bác Tôn được xây dựng vào năm 1997 theo kiến trúc đền cổ Việt Nam mang màu sắc đặc thù của Nam Bộ. Kiểu dáng đền rất gần gũi với truyền thống của dân tộc, với kiểu mái nhị cấp, lợp ngói đại ống đỏ, bờ nóc đắp bộ tượng lưỡng long tranh châu, bốn phía được đắp tượng hình rồng vốn đặc trưng cho kiến trúc cổ của Việt Nam. Phía trong chính điện được trang trí rất công phu, tên của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được khắc theo lối chữ giả cổ, mặt chữ được mạ bằng vàng. Xung quanh đền trang trí biểu tượng ngũ phúc (phúc, lộc, thọ, khang, ninh). Nổi bật là bức tượng bán thân của Bác Tôn được đúc bằng đồng đặt trên bục cao, nặng 310 kg; phía sau bức tượng là hình mặt trống đồng Ngọc Lũ được chạm nổi toát lên vẻ trang nghiêm. Nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng là công trình được xây mới với nóc cổ lầu, mái lợp ngói đại ống màu đỏ. Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Tôn với trên 100 hình ảnh tư liệu, hiện vật quý giá về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Người. Từ hình ảnh bến đò Ô Môi in dấu chân Bác Tôn mỗi ngày đến trường, đến khi Bác làm thợ tại xưởng máy Ba Son, hình ảnh Bác Tôn kéo cao lá cờ đỏ trên cột chiến hạm France ủng hộ nước Nga xô viết, đến khi Bác Tôn tham gia cách mạng rồi bị thực dân Pháp kết án 20 năm tù và lưu đày tại nhà tù Côn Đảo…, nhưng Bác vẫn không ngừng hoạt động cách mạng. Ấn tượng nhất là Nhà lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Bất cứ ai đến tham quan ngôi nhà thời niên thiếu Bác Tôn từng sống, sẽ có cảm nhận về một thời tuổi thơ của Người ở nơi đây và hiểu được điều gì đã hun đúc nên ý chí người cộng sản kiên trung. Ngôi nhà được xây theo kiểu nhà sàn ba gian, kiểu nhà truyền thống của người dân Nam bộ, có chân tán, cột gỗ, nền sàn lót ván, mái lợp ngói âm dương. Bên trong ngôi nhà còn lưu giữ nhiều hiện vật như bộ ngựa gỗ, tủ thờ cẩn ốc xà cừ… Phía sau ngôi nhà là phần mộ song thân của Bác. Dù đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhưng khu này vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Đến Mỹ Hòa Hưng, du khách không những được nghe nhiều câu chuyện về Bác Tôn và gia đình, mà còn được nghe nhiều giai thoại về vùng đất và con người nơi đây. Trong những giai thoại đó, có giai thoại vì sao nơi đây mang tên là Cù Lao Ông Hổ. Không chỉ được du khách biết đến là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hòa Hưng còn mang trong mình vẻ đẹp của vùng sông nước. Đây cũng chính là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh An Giang phát triển mô hình homestay, đặc biệt là các homestay nhà cổ đặc trưng của vùng đầu nguồn sông Cửu Long có tuổi đời hơn 100 năm. Dọc theo những con đường quê, nhiều mái nhà hiện ra dưới màu xanh dịu mát của cây. Thú vị ở chỗ, không phải là mái lá, mái tôn hay nhà cao tầng, mà là nhà sàn với mái ngói rêu phong cũ kỹ. Nếu muốn tìm về nếp sống của người dân quê hương bác Tôn thì đây là điểm đến lý tưởng.Việc kết hợp các điểm tham quan này trong tour du lịch An Giang giúp những ngôi nhà xưa được du khách gần xa biết đến nhiều hơn.

Dân ta phải biết sử ta” Bác Hồ đã từng nói, thử hỏi thế hệ học sinh - sinh viên hiệnnay có bao nhiêu phần trăm là biết về lịch sử đất nước mình (điều đó thể hiện qua cáckì thi Đại học – Cao đẳng…), nhưng nếu hỏi các bạn về lịch sử Trung Quốc, các bạntrả lời rất hay. Điều đó là thực trạng đáng báo động hiện nay. Vậy lí do nào mà đaphần các bạn lại như vậy, trả lời rằng có rất nhiều lí do. Nhưng có lúc nào bạn nghĩmục đích các Bảo tàng được xây dựng ở Việt Nam để làm gì không? Nhiều bạn sẽ trảlời bâng quơ, người thì không quan tâm. Nhưng các bạn đã sai rồi, hãy thử 1 lần điđến Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn ĐứcThắng … các bạn sẽ nhận ra, sẽ có một cái nhìn khác về đất nước Việt Nam, về ý chíkiên cường, bất khuất của con người Việt Nam.Để có được thêm kiến thức về lịch sử, ngày hôm nay được sự hướng dẫn của giảngviên, lớp mình được đến thăm Bảo tàng Tôn Đức Thắng.Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủtịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/1988). Là một trong hai bảo tàng danh nhâncủa cả nước có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu 1 cách có hệ thốngvà đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.Bước vào Bảo tàng là Phòng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, gian thờ thật trangtrọng và tôn nghiêm. Sau đó em đi tham quan Phòng “ Tái hiện phòng làm việc nghỉngơi của Chủ tịch Tôn Đức Thắng”, một căn phòng cấu trúc đơn giản, với bộ bàn ghếtiếp khách, bàn làm việc và giường ngủ …căn phòng được tái hiện giống như thămchính căn phòng mà Bác Tôn đã từng làm việc và nghỉ ngơi ở 35 Trần Phú, Hà Nội vàviệc trưng bày hiện vật góc “Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng” đãkhắc họa đậm nét thêm đức tính giản dị, khiêm tốn, cuộc sống thanh đạm của một vịChủ tịch nước.Tiếp đến là tham quan Phòng trưng bày: “Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn ĐứcThắng”. Nơi đây trình bày theo biên niên tiểu sử những mốc quan trọng trong cuộcđời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng theo tiến trình lịch sử cáchmạng Việt Nam giai đoạn cận hiện đại. Những tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày đãminh chứng cho quá trình hình thành, phát triển tư duy, hành động và những sự kiệntrọng đại trong suốt hơn 90 năm cuộc đời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Từ thời niênthiếu ở quê nhà Long Xuyên, An Giang đến khi trở thành một nguyên thủ Quốc gia.
2. Và có lẽ gây ấn tượng nhất với em đó là Phòng trưng bày  “Viên ngọc Côn Sơn”. Nhàtù Côn Đảo, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, đặc biệt“ Hầm xay lúa”,một địa ngục của địa ngục trần gian là nơi giam cầm và đày ải thân xác những ngườitù mà bọn thực dân cho là “bất trị” và “ nguy hiểm”, trong đó có Bác Tôn.Hầm xay lúa: thời thực dân pháp đây là một căn phòng xây tường đá bao vây, ở trêncó một lớp trần làm bằng vải đen, bao tời,… và chỉ có một cửa đi thông qua phònggiam đặc biệt (không có cửa thông gió như hiện nay) trong căn nhà bịt kín này đượcbố trí 5 cối xay lúa.Tù nhân trực tiếp điều hành ở đây được gọi là Cặp rằng. Tronghầm có một cặp rằng chính và bốn cặp rằng phụ. Bọn này tập hợp hàng chục tên lưumanh đàn em để phục dịch cho chúng. Chúng ỷ thế lập ra vai vế, ban bệ ức hiếp tùnhân khác để ăn trên ngồi trốc, đè đầu cỡi cổ bạn tù. Chúng dùng tiền đút lót để đượclàm cặp rằng hòng lánh nặng tìm nhẹ. Nhưng chẳng bao lâu, có khi là một tháng,nhiều hơn cũng chỉ là sáu tháng, chúng bị tù nhân nổi loạn làm liều giết đi. Có khibằng dùi đục sửa cối, có khi bằng kim khâu bao gạo, có khi dao búa mang lén vàohầm…Vậy mà bằng sự chân tình, thân ái, sự cởi mở hòa đồng sự khoan dung độlượng cùng cái chất hào sảng rất Nam bộ; đặc biệt là cái ý thức giác ngộ quần chúngbằng chính tư tưởng chính trị của mình, người cặp rằng hầm xay lúa Tôn Đức Thắngđã cảm hóa sâu sắc, đã hoàn toàn thuyết phục tù nhân.Nó làm cho bản thân em tâm đắc nhất về những phẩm chất cao đẹp của Bác chínhlà nghị lực phi thường, ý chí kiên cường và lòng trung thành vô hạn với cáchmạng trong thời gian bị đọa đày ở Côn Đảo.Phòng “Bác Tôn trong lòng nhân dân thế giới” là nơi trưng bày các Huân chương,huy chương và những tặng phẩm của các đoàn khách quốc tế, các nhà lãnh đạo caocấp, các nguyên thủ quốc gia tặng Bác Tôn để ghi nhận công lao cũng như tình cảmcủa bạn bè thế giới dành cho Người. • Năm 1955: được Ủy ban Giải thưởng hòa bình quốc tế Lênin tặng giải thưởng Lênin “Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc” • Năm 1958: được Quốc hội và Hồ Chủ Tịch tặng thưởng Huân chương Sao Vàng • Năm 1967: được Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tặng thưởng Huân chương Lênin về những hành động cách mạng của Bác Tôn góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết trong thời kỳ nội chiến

K CHỈ BT TỪNG NÀY THÔI BN THAM KHẢO NHA

CHÚC BN HỌC TỐT.

VOTE 5 SAO GIÚP MK

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
3 phút trước