em nghĩ gì về tình cảm Bác Hồ đối với thiên nhiên

2 câu trả lời

Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật như bài thơ Cảnh Khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong đêm khuya thanh vắng, lạnh lẽo giữa núi rừng Việt Bắc hoang sơ, tiếng suối vang lên như tiếng hát xa của người thiếu nữ ngân vang vọng về. Câu thơ với hình ảnh so sánh, ví von của Bác đã mang đến một cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thương với con người. Bởi cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch đó không còn lạnh lẽo vì có tiếng suối, tiếng hát làm bạn, cùng ngân lên khúc nhạc vui tươi, réo rắt. Và bức tranh ấy còn có cảnh, đó là ánh trăng tròn in bóng xuống tán cây đại thụ và bóng cây lại đan lồng với hoa cỏ. Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa, các sự vật cùng đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh có nhiều lớp lang, tầng bậc. Không gian lúc này không chỉ bao trùm bởi bóng tối của màn đêm mà rực rỡ sắc màu, lung linh, huyền ảo. Bức tranh ấy có nhạc, có họa đã xua đi đêm tối lạnh lẽo, u buồn của rừng núi hoang sơ.

Thả hồn với thiên nhiên, say đắm trước cảnh đẹp đêm nay nhưng dường như đó là giây phút để Bác tạm quên đi những mệt mỏi, lo lắng trong lòng. Bởi người thi sĩ ấy trằn trọc trong đêm khuya không chỉ vì niềm riêng mà là một nỗi lo cho nước nhà chưa yên bóng giặc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Người ngồi đó lặng im, thả mình trong nhưng suy tư, trăn trở. Đất nước còn chìm trong chiến tranh, nhân dân còn chịu cảnh lầm than khổ cực, con đường cứu nước còn dặc dài gian khổ thì sao Người có thể trọn giấc đêm nay. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình.

Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Việt Bắc, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Qua đó, ta thêm yêu quý và trâ trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam.

Qua những đợt sinh hoạt, nghiên cứu để thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", được đọc, tham khảo thêm một số bài hồi ký, bút ký, mẩu chuyện viết về Bác của một số nhà văn, nhà báo và các đồng chí đã từng sống, làm việc cùng Bác, cho thấy ngoài những phẩm chất đạo đức cao quý của Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta thế hệ này nối tiếp thế hệ khác học tập như: Lòng yêu nước thương dân, đức tính Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư... Bác Hồ kính yêu của chúng ta còn luôn quan tâm tới sinh vật cảnh (SVC), Người coi đây là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống.Vì vậy, lúc sinh thời, mặc dù bận trăm công nghìn việc "đại sự quốc gia" nhưng Người vẫn dành thời gian gieo trồng, uốn sửa, tạo dáng cho cây, hoa làm đẹp thêm cuộc sống. Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, năm 1941, những ngày đầu về nước chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, Bác sống ở hang Pắc Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trước cảnh Pắc Bó non xanh suối biếc, Bác cảm hứng đặt tên cho suối là suối Lê-nin, núi là núi Các-Mác, những cái tên đầy ý nghĩa với phong trào cách mạng khi đó. Trong những ngày làm việc ở đây, mặc dù công việc bộn bề nhưng Bác vẫn tranh thủ thời gian lúc thư giãn kiên trì, tỉ mỉ tạo ra những tác phẩm SVC khá tinh tế, hấp dẫn. Một hình ảnh rất thú vị là khi ở lán Khuổi Nậm, bên khe suối, già Thu (bí danh của Bác thời đó) đã đào một cái hố con rồi lấy nhũ đá xếp thành hòn non bộ có đủ hang động đèo khe, vách đá cheo leo, có cả rêu xanh, cây cỏ. Người còn lấy cả những cây sậy kết thành chiếc cầu nhỏ có tay vịn để bắc từ bờ hồ ra chân núi tạo nên cảnh "Sơn thủy hữu tình". Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, khi ở chiến khu Việt Bắc, Bác vẫn nuôi chim làm cảnh nhưng là chim bồ câu, biểu tượng của khát vọng hòa bình. 5 sao oki
Câu hỏi trong lớp Xem thêm