Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng về khủng hoảng khí hậu

2 câu trả lời

........,  ngày ........ tháng ....... năm 2022

Kính gửi bác ........., Chủ tịch Hội Phụ nữ của phường .......

Cháu tên là ........, một bạn học sinh hiện đang sinh sống trên địa bàn phường chúng ta. Có lẽ bác rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này từ một người lạ như cháu. Nhưng cháu thì lại biết bác từ trước đây rồi và vô cùng ngưỡng mộ bác.

Cháu được biết đến bác như một bông hồng thép trong các cuộc vận động và tuyên truyền cho người dân trên phường về các vấn đề nổi cộm như chống bạo lực gia đình, đảm bảo quyền lợi được đến trường cho các bạn nhỏ, kêu gọi từ thiện giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn…

Càng được nghe về những việc bác làm được cho phường, cháu lại càng thêm kính trọng bác. Vì vậy, khi cuộc thi viết thư quốc tế UPU chọn đối tượng là một người có tầm ảnh hưởng để viết thư, cháu liền nghĩ ngay đến bác.

Thưa bác, có lẽ đối với bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu chẳng còn gì xa lạ nữa. Bởi nó không chỉ dừng lại ở những bài báo, thời sự mà thực sự đang diễn ra và tác động mạnh đến cuộc sống của người dân chúng ta.

Những năm qua, phường cũng như tỉnh chúng ta đã đối mặt với các cơn bão lũ lịch sử, cùng các đợt sạt lở đất nghiêm trọng khiến biết bao tài sản và sinh mạng con người bị cướp đi.

Không chỉ dừng lại ở đó, khủng hoảng khí hậu còn kéo theo những đợt nắng nóng kéo dài, rét đậm rét hại khiến sức khỏe người dân và hoạt động trồng trọt gặp trở ngại.

Những đợt ra khơi đánh cá ngày càng nhẹ gánh trở về hơn, khiến bao gia đình phải lao đao. Những tổn thất ấy đang ngày càng nặng nề và khốc liệt hơn bao giờ hết. Vì thế, chúng ta cần phải hành động ngay, mạnh mẽ và quyết liệt.

Để thực sự đẩy lùi được cuộc khủng hoảng khí hậu, chúng ta cần phải thay đổi từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Đó là hạn chế sử dụng đồ nilon, nhựa dùng một lần; trồng thêm nhiều cây xanh ở nhà ở, ở những khu đất trống; tham gia dọn vệ sinh, làm sạch nguồn nước, đường phố.

Rồi cả những việc lớn hơn, cần sức mạnh của cả tập thể, như trồng rừng, xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên có kế hoạch.

Chỉ cần kiên trì, nỗ lực không ngừng, cháu tin rằng cuộc khủng hoảng khí hậu sớm sẽ chỉ còn là câu chuyện trên sách báo mà thôi.

Thư đã dài, cháu xin phép dừng lại tại đây. Rất cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này cháu ạ!

                                                                                      Học sinh

                                                                            ..........................................

Tham khảo

"…,ngày… tháng… năm 2022

Kính gửi bác... Thủ tướng Chính phủ!

Cháu là Nguyễn Văn A..., học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố.... Hôm nay cháu xin viết đôi dòng gửi bác về vấn đề khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả chúng ta.

Hiện nay và cả từ trước đây, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn, khi thiên tai, bệnh tật diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

Chính vì vậy, cháu nghĩ rằng chúng ta cần phải hành động quyết liệt hơn nữa, không chỉ ở quy mô lớn với các công ty, tổ chức chính phủ mà còn phải từ từng cá nhân, không phân biệt độ tuổi. Bởi chỉ khi mỗi người đều có ý thức gìn giữ môi trường sống thì sức mạnh tập thể bảo vệ hành tinh xanh mới có thể phát huy tối đa được.

Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này. Cháu mong rằng sẽ sớm được cùng bác đồng hành trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu này!

Công dân nhỏ của nước...

Tham khảo

…,ngày… tháng… năm 2022

Kính gửi bác Tổng thư ký Liên Hợp quốc!

Cháu tên là Trần A*, học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Việt Nam

Mới đây cháu đã xem một chương trình truyền hình nói về sự ảnh hưởng khủng khiếp của biến đổi khí hậu tới toàn cầu. Những thông tin đó đã khiến cháu suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định viết một lá thư gửi tới bác. 

Cháu nhận ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, khủng hoảng khí hậu cũng đang từng bước đe dọa phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.

Đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.

Cháu đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở qua các phóng sự trên truyền hình. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh màn trời chiếu đất, không nhà cửa khi lũ về. Và cháu cũng chẳng thể quên hình ảnh những chú bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung đã hi sinh vì sạt lở.

Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống nhưng không hề có những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Hàng ngàn hành vi xấu của con người xảy đến nối tiếp nhau càng làm tình trạng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao?

Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng bác sẽ nỗ lực dùng tầm ảnh hưởng của mình để đoàn kết các quốc gia, cùng nhau hành động để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên Trái đất.

Bên cạnh đó, cần hành động khẩn trương để bảo vệ các quốc gia, cộng đồng và người dân trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng khí hậu. Cộng đồng quốc tế cần có sự đột phá về khả năng thích ứng và phục hồi, điều đó đồng nghĩa cần nâng mức đầu tư hơn nữa vào các giải pháp cho vấn đề này.

Các quốc gia cần tăng cường các hành động bảo vệ môi trường, bao gồm: Đầu tư vào việc làm bền vững; không hỗ trợ cho các đối tượng gây ô nhiễm; chuyển từ đánh thuế thu nhập đối với người nộp thuế sang đánh thuế khí thải carbon đối với đối tượng gây ô nhiễm môi trường; chấm dứt trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch, nhất là than đá; cân nhắc mọi nguy cơ đối với khí hậu khi ra quyết định và công bố những rủi ro tài chính liên quan tới biến đổi khí hậu....

Cháu mong tin vui từ bác,

Câu hỏi trong lớp Xem thêm