Em hãy nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống của việc nghiện game online. đánh giá 5 sao

2 câu trả lời

Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí quen thuộc. Nhưng hiện tượng đam mê trò chơi này mà xao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tai hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh. Như các bạn có thể thấy, đường làng ngõ xóm đâu cũng phải có ít nhất là một hay hai quán Internet, mà có càng nhiều quán Internet thì sẽ càng có nhiều học sinh bị rủ rê hơn. Nhiều học sinh vào đấy chỉ để chơi game, nhưng toàn game độc hại và bậy bạ. Và thời gian các bạn học sinh ngồi trong đấy thậm chí đến hàng giờ, cho đến đêm mới thôi. Vì thế mà trở nên nghiện game, bỏ bê việc học. Thậm chí có bạn học sinh vì mê game nặng mà trở nên tâm thần, động kinh. Nhưng lý do mê game lại có thể xuất phát từ những căng thẳng, hay xuất phát từ chính bố mẹ chúng ta. Song dù lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại.  Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình. Vậy làm thế nào để ngăn chặn nó?Hãy xác định và lập cho bản thân thời gian biểu, như một ngày chỉ được có 1 giờ chơi game. Chỉ coi game là trò chơi giải trí, không chơi quá nhiều. Đồng thời không dấn thân vào game độc hại, và biết kiểm soát bản thân để không bị dụ dỗ. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia. Mê game là vấn nạn chung của nhiều gia đình hiện nay, vì vậy đừng để bị nghiện game và vướng vào vòng lao lý đó.

@linhh

Xin CTLHN

Game online là một dạng giải trí lành mạnh sau những giờ học tập, giờ làm việc căng thẳng, được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao, phong phú. Nhưng nếu quá ham mê thì lại gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.  

Thế hệ ngày càng phát triện, các thiết bị ngày càng được cả thiện tiên tiến. Các quán Net ngày càng mọc lên nhiều ở khắp nơi để phục vụ cho việc chơi game. Có thể khẳng định một điều rằng, Game Online mang đến những tai hoạ khủng khiếp chỉ đứng sau nạn ma túy.

Game Online là một dạng trò chơi trực tuyến trên máy tính, điện thoại,... Với hình thức chơi qua mạng có kết nối Internet. Tương tác giữa người chơi với người hoặc người chơi với hệ thống máy chủ. Mục đích của nhà lập trình là thu hút người chơi nhằm thu được nhiều lợi nhuận từ việc tải về và chơi của người dùng. Mỗi phần giới thiệu đều ghi tựa đề, yêu cầu số tuổi và có một dòng cảnh báo "Không chơi games quá 180 phút có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn".

Thế nhưng, một số ít người vì games mà bất chấp tất cả, cướp bóc, trộm cắp để có một khoản nạp vào game, có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh khi ảo giác, bí bách vì không có tiền. Một số ít là học sinh đã bỏ bê gia đình, bỏ bê việc học,... Để theo đuổi những thứ không lành mạnh trong game. Chính vì vậy, càng ngày càng có nhiều hiện tượng nghiện game hơn, sa đà vào các trò giải trí vô bổ. 

Tác hại của việc nghiện game gây ra rất lớn, rất nghiêm trọng. Đối với bản thân những người nghiện game thường gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thầ: luôn cảm thấy mất năng lượng, cơ thể mệt mỏi, nghỉ ngơi khó lại sức, bi quan, buồn chán, cô đơn, bất an, dễ cọc cằn, cáu gắt, lãng quên những người xung quanh, và không có hứng thú với các hoạt động khác bên ngoài.  Đối với gia đình và xã hội. Nghiện game sẽ làm cho nhân cách, đạo đức và cách hành xử của con người trở nên tồi tệ. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game. Hơn thế nữa, nó còn tập cho ta những suy nghĩ không tốt, những hành động khó lường tới, đồng thời làm cho đạo đức của chúng ta bị suy tồi, trở nên bạo lực và ảo tưởng. Việc đó sẽ dẫn đến cho ta có các hành vi không tốt trong gia đình và khi ra ngoài xã hội  dễ bị khiêu khích, dẫn đến xung đột với người ngoài.

Một khi đã rơi vào con đường nghiện game thì rất khó có thể cai, nhưng nếu bạn cố gắng thì điều đó sẽ trở nên rất dễ dàng. Đầu tiên bạn cần thừa nhận rằng bản thân đã dành quá nhiều thời gian chơi game và muốn cai nghiện. Đầu tiên, bạn cần cho mình thời gian thích ứng. Thay vì dừng chơi game đột ngột, bạn hãy giảm dần thời lượng trong ngày dành cho nó. Bước hai, Cũng là một dạng trò chơi về tranh đấu nhưng thể thao bổ ích hơn game online. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao mang tính phân cao thấp hoặc tìm ra người chiến thắng để quên đi sự hấp dẫn của game online. Thứ ba, bạn có thể làm cho bản thân trở nên bận rộn hơn, dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè hơn.

Chúng ta nên biết nhận thức và điều chỉnh khi nào cần chơi và không quá say mê vào game, thay vì game nỗ lực trau dồi tri thức làm những việc với gia đình tham gia thể thao để sức khỏe được dồi dào cần phải vượt qua sự cám dỗ của nó ra sức học tập cho cuộc sống tươi đẹp và làm được nhiều việc đầy ý nghĩa hơn.

@chiichii2

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

1 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước