em hãy miêu tả các nông dân thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên

1 câu trả lời

Cánh đồng lúa quê tôi đã chín rộ, chờ tay người đến mang về. cả làng bước vào mùa gặt. Những bác nông dân ngày ngày chăm chỉ, cần mẫn thu hoạch thành quả lao động của mình sau những tháng ngày vất vả.

Vào mùa gặt, ai cũng bận rộn. Người lớn ra đồng, trẻ con đi học, mỗi người một việc. Cuộc sống như hối hả hơn. Từ sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa dậy, các bác nông dân đã rục rịch ra đồng. Đi làm trong buổi sớm mai, hơi sương nhè nhẹ phá lên mặt lành lạnh. Ra đến đồng, các bác nông dân rẽ ra thành các ngã khác nhau, ai về thửa ruộng nhà nấy. Chuẩn bị xong dụng cụ, các bác nông dân bắt đầu công việc gặt lúa. Lúc này nhìn họ, ai cũng giống ai, khó mà phân biệt được. Bác nào cũng đi một đôi ủng bó sát chân, mặc một chiếc áo dày, tay bó sà cạp. Đầu đội chiếc nón tàng, khuôn mặt che kín hết bởi một chiếc khăn chỉ còn để đôi mắt. Nhìn các bác như đang chuẩn bị vào một trận chiến, chiến đấu với cái nắng nóng khắc nghiệt của thời tiết mùa hè.

Lúa vụ này trĩu nặng, hạt nào hạt nấy mình mẩy chắc nịch. Bác nông dân vui mừng thấy công lao của mình được bù đắp. Trong niềm phấn khởi, bác cúi xuống, tay trái nâng những bông lúa, tay phải cầm chiếc liềm sắc cạnh đưa vào ngang thân, “xoẹt…xoẹt…” âm thanh ấy cứ đều đều vang lên cùng nhịp thở của bác. Nhìn những bàn tay thoăn thoắt cắt lúa, bó lúa của bác mà tưởng như một nghệ nhân tài hoa đang biểu diễn. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Những bông lúa vâng lời, theo tay bác nằm im trên đất, cắt lúa đến đâu, bác tập hợp chúng lại thành từng đống nhỏ gọn gàng. Trông xa xa, thấy ai ai cũng chăm chỉ làm việc. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiết trời buổi sáng gió mát, ánh nắng còn dịu nên ai cũng tranh thủ làm việc. Khi đã thấm mệt, các bác nông dân đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống ngụm chè tươi mát rượi, có khi hát một đoạn chèo, hay hát đối đáp để xua đi những mệt mỏi. Sau phút nghỉ giải lao, mọi người lại tiếp tục công việc.

Trời về trưa, nắng gắt. Những tia nắng cứ vô tình chiếu rọi xuống cánh đồng trống trải. Gió lại mải mê đi chơi khiến thời tiết thêm oi ả. Tiếng ve kêu râm ran khắp trong những bụi cây trên bờ. Có mấy chú chim đói bụng sà xuống ruộng, nhặt những hạt thóc rơi, thóc vãi. Các bác nông dân đã thấm mệt. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót. Lưng áo ướt đẫm. Mọi người ai này đều im lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng soàn soạt mà thôi. Nhưng không phải vì thế mà bàn tay kém nhanh, bàn chân bước không đều. Họ vẫn giữ sự nhịp nhàng lúc trước, chính vì thế mà chả mấy chốc lúa trên ruộng đã sắp được cắt hết.

Những bông lúa trĩu nặng ngoan ngoãn nằm trên gánh trở về nhà trong niềm phấn khởi, hân hoan các bác nông dân tin tưởng vào vụ mùa, vào thành quả do mình làm nên.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước